SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xây dựng và phát triển mô hình trồng xen cây bông vải trên vườn cây ăn trái trong những năm đầu tại Phụng Hiệp và Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ (cũ)

[23/12/2011 20:57]

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Nguyễn Minh Thông; Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ; Cơ quan chuyển giao công nghệ: Viện Lúa ĐBSCL; Thời gian thực hiện: 2002 – 2004.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:      

            Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của ngành bông cho thấy cây bông vải thích hợp để phát triển trên phần lớn các loại đất của đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, trên các chân đất cao thuộc các vườn cây ăn trái mới cải tạo trong giai đoạn chưa khép tán, rất thích hợp để trồng xen cây bông vải.

            Châu Thành A và Phụng Hiệp là hai huyện đại diện tiêu biểu cho vùng cây ăn trái của tỉnh Cần Thơ. Trong những năm trước đây, vùng này được trồng cây đặc sản cam quýt đã đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các nhà vườn. Tuy nhiên, vài năm gân đây, khả năng cho thu nhập của cam quýt rất thấp, nguyên nhân là do bệnh vàng lá gân xanh đã tàn phá làm cho cây kiệt quệ và chết. Thêm vào đó, trận lũ các năm trước đã gây thiệt hại cho vườn cây ăn trái của khu vực.

            Để tăng hiệu đầu tư, tăng thu nhập cho người dân trên vườn cây ăn trái trong những năm mới cải tạo, dự án “Xây dựng và phát triển cây bồng vải trồng xen trong vườn cây ăn trái tại Phụng Hiệp và Châu Thành A” do Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ chủ trì đã được Bộ Khoa học  và Công nghệ phê duyệt và hỗ trợ kinh phí thực hiện.

II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

            1. Mục tiêu

            Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của vườn cây ăn trái, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích đất canh tác và tăng thu nhập cho người dân trong vùng.

            2. Nội dung

            - Khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phù hợp với khả năng thích nghi và phát triển của cây bông vải tại địa bàn thực hiện dự án. Dựa vào số liệu thống kê hàng năm của địa phương trong 5 năm trở lại về các mặt có liên quan đến dự án.

            - Thu thập thông tin về tình hình phát triển cây bông vải ở Phụng Hiệp (Cần Thơ), Sóc Trăng và một số thông tin về cây bông vải tại Công ty Bông Việt Nam và Viện bông Nha Hố.

- Xây dựng mô hình trình diễn bông vải  trồng xen trên đất vườn cây ăn trái trong mùa khô với 50 ha tại xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp) và Trường Long, Nhơn Ái (huyện Châu Thành A).

- Huấn luyện đào tạo:

                      + Tập huấn kỹ thuật trồng bông, phòng trừ sâu bệnh, phương pháp bảo quản sau thu hoạch cho 800 nông dân sản xuất bông vải tại hai vùng dự án.

                     + Tập huấn kỹ thuật cho 04 kỹ thuật viên  là cán bộ khuyến nông tại hai vùng dự án để theo dõi tiến độ và giúp các hộ trong vùng dự án, đồng thời tuyên truyền mở rộng dự án sang các vùng tương tự.

           - Tổ chức hội thảo, rút kinh nghiệm và đề xuất ý kiến với các ngành chức năng của tỉnh về kết quả thực hiện.

          - Đánh giá khả năng thích hợp và hiệu quả kinh tế của cây bông vải trồng xen trên nền đất cây ăn trái tại Cần Thơ.

        - Phối hợp với Công ty Bông Việt Nam tổ chức hệ thống bao tiêu sản phẩm tại vùng dự án.

III. KẾT QUẢ

            1. Tập huấn chuyển giao công nghệ:

- Huấn luyện, đào tạo và chuyển giao công nghệ:

+ Tập huấn kỹ thuật: 06 lớp, 800 người tham dự.

+ Hội nghị đầu bờ: 03 cuộc , 100 người

+ Hội thảo khoa học: 01 cuộc , 32 người

+ Đào tạo kỹ thuật viên: 01 khóa , 04 người

+ Thành viên tham gia mô hình: 63 hộ,

+ Tổng diện tích thực hiện mô hình: 54,35 ha.

- Chuyển giao giống, vật tư và nguyên nguyên liệu cho nông dân: hạt giống bông vải VN 15(350 kg); phân NPK (35.000 kg); thuốc các loại (37 lít) và xăng (5.400 lít).

-  Chuyển giao máy móc:  động cơ tưới 15 chiếc và 50 bình xịt sâu.

2. Kết quả điều tra:   

Tại Châu Thành A, có trên 90% số vườn trồng cam quýt không còn hiệu quả. Phần lớn  nông dân đốn bỏ cam quýt đã bị chết hoặc không còn thu hoạch, thay vào đó đa số nông dân chuyển sang trồng chuối, xoài, nhãn, mận....

Tại Phụng Hiệp, quy mô các vườn không lớn, nằm rãi rác trong vườn người dân thường trồng theo kiểu vườn tạp như: mận, xoài + quýt, xoài + sầu riêng, cam sành... thu nhập từ vườn không cao. Các cây trồng xen chủ yếu là rau màu để tự cung cấp là chính, một số ít trồng kinh doanh nhưng thu nhập không cao vì thị trường tiêu thụ không ổn định.

            3. Kết quả xây dựng mô hình:

            a) Khả năng sinh trưởng, phát triển và thích nghi của cây bông vải trồng xen trên vườn cây ăn trái:

            Qua các mô hình của dự án cho thấy, cây bông vải sinh trưởng và phát triển tốt trên các vườn cây ăn trái trong những năm đầu, thậm chí cả dưới tán cây của vườn cóc từ 5 đến 6 tuổi hoặc cả dưới tàn chuối xiêm đang  thời kỳ thu hoạch. Cây bông vải không kén đất có thể trồng trên đất các vườn cây ăn trái, đất liếp mía hoặc đất ruộng.

            Theo dõi một số đặc tính nông học của cây bông vải trong các mô hình trồng xen trên vườn cây ăn trái tại 2 xã Phụng Hiệp và Châu Thành A. Kết quả thu nhận cho thấy thời gian từ khi gieo tới nở quả (khoảng 5% quả nở) biến động từ 110 ngày đến 115 ngày. Chiều cao cây dao động trong khoảng 110 - 120 cm. Số cành mang quả/cây dao động từ 18 đến 19 cành và số quả/cây đạt từ 18 đến 20 quả.

            Quan sát tình hình sâu bệnh trên cây bông vải tại các mô hình cho thấy:

-  Sâu: chủ yếu là sâu xám cắn cây con, rầy mầm, nhện đỏ nhưng mật độ thấp.

-  Bệnh: chủ yếu là bệnh chết cây con và lá bị quăn do rệp chích hút.

b) Năng suất bông vải và thu nhập trung bình của các hộ tham gia mô hình tại 02 huyện Phụng Hiệp và Châu Thành A:

- Vụ Đông Xuân 2002- 2003:

Bảng 1: Năng suất và thu nhập trung bình của các hộ tại 3 xã vụ ĐX 2002 - 2003:

 

 

TT

 

Năng suất (kg/ha)

Thu nhập (1.000đ/ha)

Trồng xen

Quy đổi

Trồng xen

Quy đổi

01

Phụng Hiệp

987

2.901

5.407

15.954

02

Trường Long

880

2.841

4.844

15.628

03

Nhơn Ai

517

1.692

2.845

9.306

 

Trung bình

793

2.364

4.124

12.886

 Kết quả ghi nhận trên bảng 1 cho thấy, năng suất bình quân trên diện tích đất đăng ký tham gia mô hình tại Phụng Hiệp cao nhất (987 kg/ha), kế đến là Trường Long (880 kg/ha) và thấp nhất là Nhơn Ai  (517 kg/ha). Năng suất trung bình tại cả 02 huyện là 793 kg/ha.

Tương tự, theo diện tích đất đã quy đổi thì năng suất bông vải tại Phụng Hiệp đạt cao nhất (2.901 kg/ha), kế đến là Trường Long (2.841 kg/ha), Nhơn Ai đạt thấp nhất (1.692 kg/ha), năng suất trung bình cả 3 xã đạt 2.364 kg/ha.

Nếu tính theo diện tích vườn đăng ký xây dựng mô hình thì Phụng Hiệp cho thu nhập cao nhất 5.407.600 đồng/ha, tiếp theo là Trường Long với 4.844.000 đồng/ha, thấp nhất là Nhơn Ai  với 2.845.600 đồng/ha.

Tương tự, khi tính trên diện tích quy đổi thì số liệu tương ứng Phụng Hiệp là 15.954.000 đồng/ha, 15.628.000 đồng/kg và Nhơn Ai 9.306.000 đồng/kg.

-   Vụ Đông Xuân 2003 - 2004:

Bảng 2: Năng suất và thu nhập trung bình của các hộ tại 3 xã, Đông Xuân 2003 – 2004

 

TT

 

Năng suất (kg/ha)

Thu nhập (1.000đ/ha)

Trồng xen

Quy đổi

Trồng xen

Quy đổi

01

Phụng Hiệp

866

2.679

4.761

14.733

02

Trường Long

1.296

2.912

6.742

15.144

03

Nhơn Ai

337

1.501

1.852

8.255

 

Trung bình

833

2.478

4.582

13.002

 Theo bảng trên, năng suất đạt được theo diện tích đất đăng ký tại Trường Long là cao nhất với 1.296 kg/ha và vượt so với năng suất Đông Xuân 2002 - 2003 là 47%. Ngược lại, năng suất bông vải tại Phụng Hiệp và Nhơn Ai giảm so với vụ trước, tương ứng là 14 và 35%.

Tương tự, với diện tích quy đổi năng suất bông vải tại Trường Long đạt 2.912 kg/ha tăng hơn so với vụ trước là 2%, tại Phụng Hiệp và Nhơn Ai năng suất giảm tương ứng là 8% và 11%.

Mức thu nhập trung bình từ bông vải trồng xen tại Trường Long theo thực tế là 6.742.000 đồng/ha, Phụng Hiệp là 4.761.000 đồng/ha và Nhơn Ái đạt thấp nhất với 1.852.000 đồng/ha. Nếu tính theo diện tích quy đổi thì trung bình người trồng bông vải tại Trường Long sẽ thu được khoảng 15.144.000 đồng/ha, Phụng Hiệp là 14.733.000 đồng/ha và  Nhơn Ái là 8.255.000 đồng/ha.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

            1. Kết luận:

            Qua hai năm thực hiện dự án tại huyện Phụng Hiệp và Châu Thành A, Ban chủ nhiệm dự án có một số nhận xét sau:

- Giống bông lai VN 15 hoàn toàn thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng dự án. Thời gian sinh trưởng của cây bông từ 140 đến 150 ngày. Mức độ nhiễm sâu bệnh thấp.

- Cây bông vải hoàn toàn thích hợp để trồng xen trên vườn cây ăn trái trong những năm đầu. Cây bông vải cần nhiều ánh sáng nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất khá trong điều kiện ánh sáng tán xạ như dưới gốc cóc 5-6 năm tuổi và dưới vườn chuối trong thời kỳ thu hoạch.

- Tiềm năng năng suất của cây bông vải tại vùng dự án khá cao trên 4 tấn/ha.

- Mức năng suất và thu nhập từ bông vải trồng xen tùy thuộc vào các loại và tuổi cây trồng chính, độ che phủ và kỹ thuật canh tác từng nông hộ. Tại Trường Long, thu nhập trung bình 6.215.000 đồng/ha; tại Phụng Hiệp là 3.795.000 đồng/ha (tính theo diện tích vườn đăng ký xây dựng mô hình). Nếu quy ra diện tích thuần thì mức thu nhập bình quân tại Trường Long là 14.927.000 đồng/ha, tại Phụng Hiệp là 13.750.000 đồng/ha.

- Trường Long là xã có nhiều thuận lợi để phát triển cây bông vải trồng xen trong vườn cây ăn trái.

2. Đề nghị:

-   Đề nghị tập trung phát triển và mở rộng loại hình cây trồng này trên địa bàn xã Trường Long (huyện Châu Thành A).

             -   Hỗ trợ vốn và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
             -   Về tổ chức sản xuất, cần ưu tiên một cách đồng bộ cho các giải pháp kỹ thuật và đầu tư công nghệ hợp lý như:
            + Trợ giá giống cho nông dân,  xây dựng qui trình trồng bông theo hướng giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chương trình sản xuất bông vải, xây dựng vùng nguyên liệu thích hợp.
            + Tăng cường công tác khuyến nông để tập huấn cho nông dân nắm rõ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân loại bông vải.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài