SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Vỡ ối màng sớm, một số yếu tố liên quan và kết quả thai kỳ tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.

[25/01/2012 10:34]

Chủ nhiệm: Đỗ Thị Trúc Thanh, Lâm Đức Tâm. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Ối vỡ sớm, ối vỡ non là một tai biến thường gặp trong thai kỳ, chiếm từ 8% đến 10% các trường hợp sinh và xảy ra thường nhất ở thai đủ ngày (lớn hơn hoặc ebằng 37 tuần tuổi thai), khoảng 1% xuất hiện trước 31 tuần. Tất cả những yếu tố cản trở sự bình chỉnh tốt ngôi thai đều có thể là nguyên nhân của vỡ ối như ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, nhau tiền đạo, đa thai, đa ối. Hở eo tử cung là nguyên nhân gây vỡ ối và sinh non liên tiếp. Viêm màng ối thường do nhiễm trùng âm hộ, âm đạo dẫn đến tính đàn hồi của màng ối thay đổi không còn chịu được áp lực cao trong buồng ối dẫn đến vỡ màng ối. 
Ối vỡ sớm gây ra những nguy cơ như sa dây rốn, chèn ép  rốn, nhau bong non, hội chứng suy hô hấp cấp, tăng nguy cơ sinh non nên làm tăng bệng suất và tử suất cho thai nhi và ảnh hưởng có tính nguy hiểm đến sức khỏe của sản phụ. Ngoài ra, ối vỡ sớm, ối vỡ non làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và thai nhi tỷ lệ  với thời gian vỡ ối sớm hơn cho đến lúc sinh. Ước lượng 36% trẻ sinh và chết do nhiễm trùng, phần lớn là do nhiễm trùng huyết và viêm phổi. Vỡ ối sớm, ối vỡ non gia tăng nguy cơ mổ lấy thai và thời gian nằm viện.  Từ kết quả trên cho thấy hậu quả mà ối vỡ sớm mang lại hết sức nặng nề. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về ối vỡ sớm, chưa có báo cáo về tình hình ối vỡ sớm và các yếu tố liên quan tại các cơ sở y tế. 
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ ối vỡ sớm trên sản phụ nhập viện tại Bệnh Viện Đa khoa thành phố Cần Thơ; Xác định mối liên quan giữa ối vỡ sớm và một số yếu tố như tuổi mẹ, nơi cư trú, nghề nghiệp, chỉ số khối cơ thể, tiền căn sản khoa, thời gian chuyển dạ sinh, số lượng bạch cầu; Mô tả đặc điểm trẻ sơ sinh trong các trường hợp vỡ ối sớm (tuổi thai, cân nặng của trẻ, phương pháp sanh, tỷ số Apgar, tử vong sơ sinh).
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1350 trường hợp vào sinh thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu, tiêu chuẩn loại trừ ( sản phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu; không nhớ ngày đầu kỳ kinh cuối và không có siêu âm trong ba tháng đầu thai kỳ; thai chết lưu; ối vỡ non; viêm âm đạo trong thai kỳ; trường hợp dị dạng khung chậu).
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ vỡ ối sớm là 10,22%; thời gian ối vỡ đến nhập viện là 178,33% ± 184,25 phút, 76,81% vào viện sau 60 phút. Thời gian ối vỡ đến CTC mở 3cm là 407,59 ±258,28 phút; đến CTC mở trọn là 579,48 ±278,01 phút; từ ối vỡ đến sinh là 685,54 ± 318,13 phút. Sản phụ từ 20 đến < 25 tuổi có vỡ ối sớm chiếm 311,16 %, chưa có sự khác biệt về tuổi và tình trạnh ối. Có sự liên quan giữa tình trạng vỡ ối với cư trú nông thôn; nông dân, công nhân; BMI < 20; tiền căn sinh non, sẩy thai, nạo phá thai; số lượng bạch cầu. Giai đoạn chuyển dạ, thời gian pha tiềm thời ở ối vỡ cao hơn so với ối còn; thời gian pha hoạt động ở nhóm ối còn cao hơn ở nhóm ối vỡ. Đặc điểm của trẻ sơ sinh: tuổi thai là 38,71± 1,31 tuổi. 94,2% trẻ có tuổi thai ³ 37 tuần. Không có sự khác biệtvề tuổi thai giữa hai nhóm. Cân nặng trẻ từ 2500 đến < 3500 gram. Cân nặng trung bình là 3019, 57± 387,55 gram. Hầu hết trẻ có wApgar tốt, không cần hồi sức. Ngôi thai bất thường có nguy cơ ối vỡ sớm. Tỷ lệ mổ lấy thai trong ối vỡ sớm là 51,45% cao hơn so  với ối còn. 
Công trình NCKH tuổi trẻ lần VI - 2011 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài