SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khảo sát mô hình gây tổn thương tế bào thành mạch do tăng đường huyết

[18/02/2012 15:14]

Đề tài do tác giả Trần Yên Hảo - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và tác giả J.H. (Hendrik) Buikema thực hiện.

Tăng đường huyết khởi đầu một loạt các phản ứng enzyme và không enzyme theo kiểu dòng thác làm sinh ra các gốc tự do có tính oxy hóa mạnh. Một khi stress oxy hóa  vượt quá khả năng tự sửa chữa của cơ thể sẽ dẫn đến các biến chứng mạch máu, nhất là trên tế bào nội mạch trong môi trường đường huyết tăng. Vì vậy đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu là thiết lập mô hình mới để kiểm chứng tác động bảo vệ  thành mạch của thuốc X,  một protein sinh học được chiết xuất từ phản ứng thủy phân hóa.

Với phương pháp nghiên cứu là nuôi cấy tế bào nội mạch của bò và người (BAEC và HUVEC) trong sáu môi trường khác nhau: nồng độ glucose bình thường (4,5mM) thêm/không thêm insulin, nồng độ glucose cao ( 30mM) thêm/không thêm insulin, nồng độ  cao  mannito (25,5 mM), nồng độ glucose bình thường có thêm menadione (1,5mM trong 1 ngày đối với BAEC; hoặc 1mM trong 1 giờ với HUVEC). Đo độ hấp thu và phát xạ quỳnh quang để xác định hoạt tính LDH và caspase trong các môi trường cấy.

Từ phương pháp nêu trên, đề tài đã tiến hành so sánh các kết quả bằng cách lấy môi trường có nồng độ glucose bình thường (4,5mM) làm chuẩn. Nồng độ cao glucose (30mM) làm tăng đáng kể hoạt tính LDH trên HUVEC (P < 0,001) trong khi tác động này lại kém hơn trên BAEC, có thể do khác biệt về khả năng chịu đựng giữa 2 dòng tế bào. Mannitol được dùng làm nhóm chính cho ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu, hoạt tính LDH tăng trên cả hai dòng tế bào (PBAEC = 0,014 va2 pHUVEC = 0,025). Menadione được dùng làm nhóm chứng cho ảnh hưởng tăng stress oxy hóa trê BAEC và HUEVC (p< 0,001). Insulin được thêm vào môi trường nuôi cấy với mục tiêu làm giảm tổn thương tế bào do tăng đường huyết, tuy nhiên kết quả nghiên cứu không ghi nhận được vai trò này. Thử nghiệm caspase trên HUVEC cho thấy ảnh hưởng của tăng đường huyết lên nguy cơ apoptosis của tế bào.

Từ kết qua nêu trên tác giả đã cho thấy rằng: tăng đường huyết có thể làm tổn thương tế bào nội mạch do tăng áp suất thẩm thấu và stress oxy hóa. LDH và caspase là các test thích hợp có thể dùng trên dòng tế bào nhạy cảm như HUVEC để xây dựng mô hình đánh giá tác động bảo vệ thành mạch của thuốc X.

Tập san NCKH số 4 -11/2011 của Trường ĐHYD Cần Thơ -
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài