SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu xác định độ phóng xạ tự nhiên trong các loại vật liệu xây dựng chủ yếu và bước đầu đánh giá liều chiếu do chúng gây ra

[23/03/2012 18:47]

Con người sống trên mặt đất luôn bị chiếu xạ (bao gồm chiếu xạ ngoài và trong) bởi các nguồn phóng xạ tự nhiên và nhân tạo với liều trung bình khoảng 2,96 mSv/năm; trong đó có đến 2,42 mSv/năm (khoảng 82%) gây ra do các đồng vị phóng xạ tự nhiên.

Tất cả các vật liệu xây dựng đều chứa các lượng khác nhau của các nhân phóng xạ tự nhiên. Trong chuỗi urani, phần chuỗi phân ra từ radi là có ý nghĩa nhất về mặt bức xạ, bởi vậy việc xem xét thường được thực hiện đối với radi thay vì uran.

Trên thế giới các vấn đề trên được nghiên cứu phát triển khá toàn diện, trong khi đó ở Việt Nam, các số liệu về độ phóng xạ tự nhiên trong vật liệu xây dựng, về nồng độ khí radon trong nhà ở, về suất xả khí radon từ vật liệu xây dựng còn ít và rời rạc.

Chủ nhiệm đề tài ThS NCV Lê Như Siêu đã cùng các đồng nghiệp xây dựng thực hiện trong 2 năm nhằm góp phần cho công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và làm cơ sở cho các biện pháp giảm thiểu liều chiếu trong nhà.

Sau thời gian thu thập tài liệu, tìm hiểu, tổng hợp một số vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài có thể giải quyết bài toán đặt ra một cách chi tiết hơn, đó là đặc trưng, tính chất của các loại vật liệu xây dựng, các khoảng sản vật liệu xây dựng ở Việt Nam để có thể thiết kế lấy mẫu đại diện; độ phóng xạ tự nhiên trong vật liệu xây dựng trong nước và thế giới để có thể so sánh, đối chiếu và đánh giá cho liều chiếu ngoài; nồng độ khí radon trong nhà ở trong nước và thế giới để có thể so sánh, đối chiếu và đánh giá cho liều chiếu trong; suất xả khí radon từ vật liệu xây dựng để đánh giá mối liên hệ giữa nguồn và liều chiếu trong nhà; liều bức xạ do các đồng vị phóng xạ tự nhiên để tiếp cận các nguyên lý bảo vệ bức xạ; và các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về phóng xạ tự nhiên trong vật liệu xây dựng để xác định mức độ nguy hại do bức xạ lên người từ vật liệu xây dựng sử dụng.

Đã xác lập, chuẩn hoá các quy trình phân tích; chuẩn hoá quy trình xác định hoạt độ riêng đối với các đồng vị phóng xạ tự nhiên cho mẫu vật liệu xây dựng; khảo sát, hiệu chỉnh tự hấp thụ các tia gamma trong mẫu; xác định hiệu suất ghi của detector cho nguồn chuẩn dạng đĩa theo khoảng cách so với detector để từ đó dùng các mô phỏng toán học tính toán cho hình học dạng trụ có đường kính như nguồn chuẩn đối với vật liệu xây dựng.

Qua thời gian hơn 2 năm thực hiện đề tài, các nội dung đăng ký đều đã được hoàn thành và kết quả đạt được mục tiêu đề ra và ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài là cung cấp dữ liệu về độ phóng xạ tự nhiên trong các loại vật liệu xây dựng của Việt Nam, xác định mối liên hệ giữa nguồn và liều chiếu xạ lên người, góp phần cho công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 8066/2010) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).

Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài