SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ luyện Fero titan từ tinh quặng gốc ilmenite và quặng sắt

[07/04/2012 15:18]

Những năm gần đây kinh tế Việt Nam phát triển nhanh do vậy có nhu cầu lớn về thép hợp kim để đáp ứng ngành công nghiệp nặng nước nhà. Để hợp kim hoá người ta sử dụng các nguyên tố khác nhau, trong đó có titan (sản phẩm là fero titan). Sự có mặt của titan làm tăng tính năng cơ học, chịu axit, cải thiện tính năng hàn và tính chống ăn mòn của thép,... Hàng năm Việt Nam cần khoảng nghìn tấn fero titan để sản xuất hợp kim, nhưng hoàn toàn phải nhập khẩu.

Trong khi đó ở Việt Nam có nguồn quặng ilmenite khá lớn (trữ lượng và tài nguyên dự báo 34 triệu tấn). Việc chế biến sâu quặng ilmenite ở Việt Nam đã được nghiên cứu nhiều với quặng sa khoáng ven biển, còn tinh quặng titan gốc chưa được nghiên cứu. Mỏ titan cây Châm là mỏ quặng gốc có trữ lượng khoảng 4 triệu tấn và đã bắt đầu được đưa vào khai thác. Các nghiên cứu chế biến đối với quặng này mới dừng ở dạng sản xuất là xỉ titan, rutil nhân tạo.

Chính vì vậy việc nghiên cứu sử dụng tinh quặng titan gốc mỏ cây Châm để đưa vào sản xuất fero titan để đáp ứng nhu cầu luyện thép trong nước và cũng có thể để xuất khẩu là rất quan trọng, một phần do chất lượng, một phần do chất lượng quặng thấp, giá rẻ.

KS. Quản Văn Dũng làm chủ nhiệm đề tài đã cùng nhóm tác giả đồng nghiên cứu với mình đã đưa ra được quy trình công nghệ luyện fero titan từ quặng ilemenite gốc cây Châm, núi Chúa, Thái Nguyên với chế độ phối liệu hợp lý. Đã nấu luyện được fero titan có chất lượng đạt yêu cầu đề ra với thànhh phần: 25% Ti; 13,52% Si; 5,2% Si; 0,12% C; 0,014% S, <0,002 P với hiệu suất thu hồi titan là 54,39%. Sản phẩm này phù hợp để sử dụng làm chất hợp kim hoá khi nấu luyện thép hợp kim; đã tính toán sơ bộ được một số chỉ tiêu kỹ thuật khi luyện fero titan từ nguồn quặng gốc ilmenite cây Châm; đề tài đã nghiên cứu thành công fero titan từ tinh quặng ilemenite vùng núi Chúa, Thái Nguyên với hiệu suất thu hồi: 54,39% là đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật.

Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 7648/2010) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).

Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài