SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của bón khuyết dưỡng chất và bón bã mía lên hút thu vi lượng của cây mía đường ở ĐBSCL

[11/12/2013 22:32]

Việc bón phân cân đối cho mía giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho gia tăng năng suất cây trồng và hạn chế tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Các nguyên tố đa lượng N, P, K, Ca, Mg ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng trong khi với số lượng nhỏ những nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mn cũng gây ra sự khác biệt về sinh trưởng và năng suất cây trồng.

Hàm lượng vi lượng  được quan tâm vì số lượng lớn vi lượng sẽ bị lấy đi khỏi đất từ sản phẩm thu hoạch mà không chú ý bổ sung trở lại. Do đó, xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng trên mía bởi ảnh hưởng của kỹ thuật lô khuyết dưỡng chất N, P, K và bón bã bùn mía là cần thiết. Thí nghiệm được thực hiện trên giống K88-92 tại Long Mỹ và Cù Lao Dung.

Qua nghiên cứu cho thấy, bón bã mía chỉ góp phần gia tăng hàm lượng Fe, Zn, Mn trong lá mía trong khi Cu thì được gia tăng cả trong thân và lá mía. Đến thời điểm 210 ngày sau khi xuống giống, hàm lượng Cu, Zn, Mn trong lá đạt ở mức tối hảo cho sự phát triển của mía; trong khi hàm lượng Fe trong mía  Cù Lao Dung ở mức đủ và ở Long Mỹ lại ở mức thừa.

Thông tin Khoa học trường ĐH Cửu Long, Số 4 (tháng 11/2013)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài