THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc cấp, thu hồi Thẻ giám định viên
sở hữu công nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 01/2008/TT- BKHCN
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng
02 năm 2008
|
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19
tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16
tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 54/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày
22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ;
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc
cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức
đủ điều kiện hoạt động giám định về quyền sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “giám
định sở hữu công nghiệp”) như sau:
I. ĐIỀU KIỆN VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG GIÁM
ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Các chuyên ngành giám định sở
hữu công nghiệp
Lĩnh vực giám
định sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 của Nghị định số
105/2006/NĐ-CP bao gồm các chuyên
ngành sau đây:
a) Giám định sáng
chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
b) Giám định kiểu
dáng công nghiệp;
c) Giám định nhãn
hiệu và chỉ dẫn địa lý;
d) Giám định các
quyền sở hữu công nghiệp khác.
2.
Điều kiện cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp
Các điều kiện để
được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “Thẻ giám định
viên”) quy định tại khoản 3 Điều 44 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được hiểu
như sau:
a) Điều kiện có trình độ đại học về lĩnh vực giám định
được hiểu là có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các ngành kỹ thuật,
các ngành khoa học vật lý, hoá học hoặc sinh học đối với chuyên ngành giám định
sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; có bằng tốt nghiệp đại học
hoặc sau đại học thuộc bất kỳ ngành nào đối với các chuyên ngành giám định
khác.
b) Điều kiện về phẩm chất đạo đức được hiểu là chưa bị
xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp hoặc về
hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích.
c) Điều kiện về
trình độ nghiệp vụ sở hữu công nghiệp được hiểu là được cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện nghiệp vụ làm giám định viên sở hữu công nghiệp theo quy định tại
điểm c khoản 6 Mục II của Thông tư này.
3. Điều kiện hoạt động đối với tổ chức
giám định sở hữu công nghiệp
Các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp được hoạt động giám định
sở hữu công nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 42 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, trong đó “Giấy phép đăng ký kinh
doanh, hành nghề giám định theo pháp luật hiện hành” là Giấy chứng nhận tổ chức
đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp được cấp theo thủ tục quy
định tại khoản 3 Mục IV của Thông tư này (sau đây gọi là “Giấy chứng nhận tổ
chức giám định”).
4. Hình thức hoạt động giám định sở
hữu công nghiệp
Cá nhân được cấp Thẻ giám
định viên chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức hoạt động quy định tại
khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Trường hợp cá nhân chọn hình
thức hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức giám định sở hữu công nghiệp thì
giám định viên phải được ghi nhận vào Danh sách giám định viên thuộc tổ chức
theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định và hình thức hoạt động đó
được ghi nhận vào Danh sách giám định viên sở hữu công nghiệp quy định tại
khoản 6 Mục III của Thông tư này.
II. KIỂM TRA
NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Nội dung kiểm tra và đối tượng được
miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp
a) Nội dung kiểm tra nghiệp vụ giám định
quy định tại điểm d khoản 3 Điều 44 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP bao gồm môn
pháp luật sở hữu công nghiệp và các môn chuyên ngành giám định.
b) Môn pháp luật sở hữu công nghiệp là nội dung kiểm tra
bắt buộc đối với tất cả các chuyên ngành giám định.
Người đã có ít nhất 15 năm liên tục làm công tác soạn thảo
và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp, giám
định sở hữu công nghiệp, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thanh tra về
sở hữu công nghiệp tại các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp,
nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về sở hữu công nghiệp tại tổ chức nghiên cứu,
đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp thì được miễn kiểm tra môn pháp
luật sở hữu công nghiệp.
c) Các môn chuyên ngành giám định gồm
giám định sáng chế (gồm cả giải pháp hữu ích) và thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, giám định kiểu dáng công nghiệp, giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
(gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá) và giám định các quyền sở hữu công nghiệp
khác là nội dung kiểm tra đối với chuyên ngành giám định tương ứng.
Người
đã có ít nhất 15 năm liên tục làm công tác giải thích, hướng dẫn thi hành các
quy định pháp luật, xây dựng quy chế, trực tiếp thực hiện hoặc xét duyệt kết
quả thẩm định (xét nghiệm) nội dung đơn đăng ký sáng chế (gồm cả giải pháp hữu
ích), đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn
đăng ký nhãn hiệu hoặc đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý (gồm cả tên gọi xuất xứ hàng
hoá) tại các cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia hoặc quốc tế thì được miễn
kiểm tra môn chuyên ngành giám định tương ứng.
2. Hội đồng kiểm tra
nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp
a) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành
lập Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là
“Hội đồng kiểm tra”) trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ
tịch Hội đồng kiểm tra là Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; thành viên của Hội
đồng kiểm tra bao gồm những người có kinh nghiệm và uy tín về chuyên môn trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
a)
Trường hợp hồ sơ có đủ các tài liệu quy định tại khoản 4 Mục II của Thông tư
này và người đăng ký đáp ứng đủ điều kiện tham dự kiểm tra, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp
nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm tra đã được ấn định hoặc chưa được ấn
định vì chưa đủ số người đăng ký tham dự kiểm tra theo quy định tại điểm b
khoản 3 Mục II của Thông tư này.
6.
Đánh giá kết quả kiểm tra
III. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CẤP, THU HỒI
THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN
a) Theo yêu cầu
của giám định viên, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp lại Thẻ
giám định viên trong trường hợp Thẻ giám định viên bị mất, bị lỗi, bị hỏng
(rách, bẩn, phai mờ...) đến mức không sử dụng được; hoặc có sự thay đổi về
thông tin đã được ghi nhận trong Thẻ giám định viên theo quy định tại điểm a
khoản 3 Mục III của Thông tư này.
b) Giám định
viên có nghĩa vụ yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại Thẻ giám định viên để ghi
nhận lại các thay đổi nêu tại điểm a trên đây.
c) Quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Mục III của Thông tư này cũng được áp dụng đối với thủ tục
cấp lại Thẻ giám định viên; riêng thời hạn Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ là
15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.
d) Trong trường
hợp Thẻ giám định viên bị lỗi do Cục Sở hữu trí tuệ gây ra, Cục Sở hữu trí tuệ
có trách nhiệm cấp lại Thẻ miễn phí trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được
yêu cầu của người được cấp Thẻ.
5. Thu hồi Thẻ giám định viên
Cục trưởng Cục
Sở hữu trí tuệ ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên trong các trường hợp
sau đây:
6. Lập và công bố Danh sách giám
định viên sở hữu công nghiệp, thông báo thay đổi thông tin liên quan đến Thẻ
giám định viên
IV. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CẤP, THU HỒI
GIẤY CHỨNG NHẬN TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
a) Cục trưởng
Cục Sở hữu trí tuệ có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức
giám định, lập và công bố Danh sách tổ chức giám định sở hữu công nghiệp theo
thủ tục quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Mục IV của Thông tư này cho các tổ
chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ
chức giám định theo thủ tục quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Mục IV của Thông
tư này cho các tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học
và Công nghệ.
2.
Hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định
Hồ sơ yêu cầu
cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định gồm các tài liệu sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định tại khoản 2 Mục IV của
Thông tư này và tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Mục I của
Thông tư này, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định, trong đó ghi rõ tên đầy
đủ, tên giao dịch, địa chỉ của tổ chức và chuyên ngành giám định của tổ chức tương
ứng với chuyên ngành giám định của các giám định viên thuộc tổ chức, Danh sách
giám định viên sở hữu công nghiệp là thành viên của tổ chức.
4. Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định
b) Tổ chức giám
định có nghĩa vụ làm thủ tục yêu cầu cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận tổ chức
giám định cấp lại Giấy chứng nhận để ghi nhận lại các thay đổi nêu tại điểm a
khoản này.
c) Quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Mục IV của Thông tư này cũng được áp dụng đối với thủ tục
cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định; riêng thời hạn Cục Sở hữu trí tuệ,
Sở Khoa học và Công nghệ xem xét hồ sơ là 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.
d) Trong trường
hợp Giấy chứng nhận tổ chức giám định bị lỗi do Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học
và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận gây ra, thì cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận
có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận miễn phí trong thời hạn 5 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu của tổ chức giám định.
5. Thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức
giám định
Cục trưởng Cục
Sở hữu trí tuệ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định thu hồi Giấy
chứng nhận tổ chức giám định trong các trường hợp sau đây:
c) Tổ chức chấm
dứt hoạt động giám định.
6. Lập và công bố Danh sách tổ chức
giám định sở hữu công nghiệp, thông báo thay đổi liên quan đến Giấy chứng nhận
tổ chức giám định
a) Cục Sở hữu
trí tuệ lập Danh sách tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, ghi nhận, xoá tên
tổ chức giám định trong Danh sách tổ chức giám định sở hữu công nghiệp theo
Quyết định cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định và công bố
trên Công báo sở hữu công nghiệp, trang tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ.
b) Sở Khoa học
và Công nghệ thông báo cho Cục Sở hữu trí tuệ mọi thông tin về việc cấp, cấp
lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định để phục vụ việc lập Danh sách tổ
chức giám định sở hữu công nghiệp nêu tại điểm a khoản này.
Việc khiếu nại,
giải quyết khiếu nại; việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi
phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ
giám định viên, Giấy chứng nhận tổ chức giám định được thực hiện theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nơi nhận:
- Tòa án Nhân
dân tối cao;
- Các Bộ: Công
Thương; Tài chính; Công an; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Thông tin và Truyền thông;
- UBND các
tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Các Sở Khoa
học và Công nghệ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Công báo,
website Chính phủ;
- Thanh tra Bộ
Khoa học và Công nghệ;
- Lưu: VT,
SHTT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Nguyễn Quân
|