Các đặc điểm môi trường và sự sinh trưởng của tràm Melaleuca cajuputi tại vườn quốc gia Tràm Chim.
Đề tài nghiên cứu do nhóm tác giả Trương Thị Nga và Nguyễn Thái Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm góp phần xây dựng các dữ liệu khoa học cho chiến lược quản lý hệ sinh thái rừng Tràm bền vững.
Ảnh minh họa
Việc điều tiết nước nhằm
chống cháy rừng và bảo vệ hệ sinh thái là vấn đền rất quan trọng hiện nay đối
với vườn quốc gia. Tuy nhiên, khi điều tiết nước làm cho điều kiện thủy văn
thay đôi dẫn đến làm thay đổi các yếu tố môi trường đất, nước, tác động đến sự
phát triển các loài động, thực vật đặc biệt là Tràm – loài chiếm ưu thế của hệ
sinh thái. Nếu quản lý nước không thích hợp, chất lượng rừng sẽ bị suy giảm và
hệ sinh thái sẽ không đảm bảo các chức năng môi trường quan trọng. Hiện trạng
này phổ biến ở nhiều khu bảo tồn đất ngập nước ĐBSCL như U Minh Thượng, Trà Sư,
Vồ Dơi.
Vườn Quốc gia tràm Chim đã
có chiến lược điều tiết mực nước nhằm phát triển hệ sinh thái, phòng chống cháy
rừng, bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái. Tuy vậy, các thông tin khoa học
định lượng về các đặc điểm sinh học, mối quan hệ của các yếu tố môi trường,
thủy văn với sự phát triển của tràm tại các khu vực có điều kiện ngập nước khác
nhau còn nhiều hạn chế.
Đề tài nghiên cứu về các
yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng của tràm Melaleuca
cajuputi theo 03 khu vực có điều kiện ngập nước khác nhau tại Vườn Quốc gia
Tràm Chim từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009.
Kết quả cho thấy tại khu
vực ngập nông có mật độ trung bình tràm là 10.367 cây/ha, chiều cao 12,19 m,
đường kính thân 9,47 cm, tăng trưởng chiều cao 41,39 cm/năm, tăng trưởng đường
kính 0,228 cm/năm. Mực nước trung bình dưới 50 cm, thời gian ngập nước 6
tháng/năm. Khu vực ngập sâu có mật độ trung bình tràm 4.900 cây/ha, chiều cao
10,34 m, đường kính thân 11,61 cm. Tăng trưởng chiều cao đạt 13 cm/năm, tăng
trưởng đường kính 0,225 cm/năm. Mực nước trung bình tại đây trên 80 cm, thời
gian ngập kéo dài hơn 10 tháng/năm.
Chế độ ngập nước là yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng đến sự thay đổi hầu hết các yếu tố môi trường khác, mức độ thay đổi của các yếu tố môi
trường tùy theo khu vực và thời đoạn của mùa lũ, càng ngập sâu trong thời gian
dài thì nhóm yếu tố DO, Eh càng giảm, nhóm yếu tố PH, CO2, H2S,
chất hữu cơ và nito tổng càng tăng. Sự thay đổi của các yếu tố môi trường sẽ
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Tràm là loại cây thích nghi tốt với
môi trường điều kiện ngập nước nông và thời gian ngập nước trong năm kéo dài
không quá 6 tháng, ưa phèn và pH thấp. Tràm bị ức chế phát triển trong điều
kiện ngập sâu, thời gian ngập kéo dài làm môi trường trở nên yếm khí, các yếu
tố môi trường thay đổi theoc hiều hướng bất lợi đối với sinh trưởng và phát
triển của cây.