Cây rau tần (cây húng chanh) có tên khoa học là Plectranthus amboinicus. Cây thuộc họ thân thảo, trồng quanh vườn, có mùi thơm độc đáo, nhiều nhánh, mọng nước, cao 30-90 cm, lá và thân dày, có thể được tìm thấy ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ. Nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả Praveena Bhatt và cộng sự (2013) đã cho thấy, trong thành phần hóa học của dịch chiết lá tần có 49,91 mg GAE/g phenolic tổng số, 26,6 mg RE/g flavonoid tổng số và 0,7 mg TAE/g tannin ngưng tụ. Trong số các phenolic cóaxitrosmarinic6,160 mg/g, axit caffeic 0,770 mg/g, rutin 0,324 mg/g, axit gallic 0,260 mg/g, quercetin 0,15 mg/g và axit p-coumaric 0,104 mg/g. Dịch chiết lá tần cũng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn và tác dụng chống tăng sinh đối với các dòng tế bào ung thư: Caco-2, HCT-15 và MCF-7. Đặc biệt, hàm lượng tinh dầu trong lá tần khá cao, lên đến 0,12% v/w trọng lượng tươi của lá [3]. Tinh dầu trong rau tần đã được nghiên cứu về thành phần hóa học và khả năng diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh sốt rét Anopheles stephensi. Tổng số 26 loại tinh dầu đã được xác định bằng GC và GC-MS gồm: carvacrol 28,65%, thymol 21,66%, α-humulene 9,67%, decanal 8,29%, γ-terpinene 7,76%, ρ-cymene 6,46%, caryophyllene oxit 5,85%, α-terpineol 3,28% và β-selinene 2,01%.