Xét duyệt dự án “Tự động hóa và tối ưu năng lượng công đoạn lên men”
Sáng ngày 3/6/2020, Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ thành lập hội đồng khoa học và công nghệ xét duyệt dự án “Tự động hóa và tối ưu năng lượng công đoạn lên men” do ông Trần Quốc Huy - Công ty Cổ phần Công nghệ 3 Con Tôm làm chủ nhiệm.
Thành viên hội đồng
Dự án thực hiện nhằm tăng hiệu suất lên men (giảm thời gian nâng nhiệt từ 6 giờ xuống còn 2 giờ); giảm chi phí năng lượng từ hơn 20-30%; giảm nhân công lao động từ 40-50% trong công đoạn lên men; kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm.
Thành viên hội đồng
Công nghệ gồm nồi lên men gia nhiệt được thiết kế bằng inox 304L hoặc 316L có cấu tạo gồm 3 lớp vỏ, trong đó giữa 2 lớp vỏ trong chứa môi chất truyền nhiệt (dầu truyền nhiệt, nước,…), lớp vỏ ngoài cùng chứa vật liệu cách nhiệt để chống thất thoát nhiệt, được gắn động cơ và cánh khuấy giúp quá trình đảo trộn truyền nhiệt tốt hơn; nhiệt độ sẽ được kiểm soát thông qua (sensor) báo về module nhiệt để kiểm soát nhiệt độ của điện trở theo tín hiệu đóng ngắt. Và nồi hơi được sử dụng phổ biến trong công nghiệp như nhà máy hóa chất, đường, rượu, bia, nước giải khát, chế biến thực phẩm,… hơi nước được sử dụng cho quá trình đun nấu, gia nhiệt, sấy, thanh trùng, cô đặc, … hơi sử dụng trong quy trình trao đổi nhiệt là hơi bão hòa. Loại lò hơi này được gọi là lò hơi công nghiệp, có áp suất thấp, sản lượng nhỏ.
Nhóm nghiên cứu.
Toàn cảnh buổi xét duyệt
Ưu điểm của thiết bị:
- Kiểm soát quá trình cấp năng lượng có biên độ nhỏ, từ đó giảm rủi ro hư hỏng sản phẩm va tiết kiệm năng lượng;
- Giảm số lượng công nhân trực và điều chỉnh valve cơ cấp nhiệt và thời gian lên men. Từ đó, tiết kiệm được nhân công trong sản xuất;
- Lưu được thông tin dữ liệu của quá trình lên men;
- Kết nối các thiết bị trong một hệ thống hoạt động trơn tru, đồng bộ, giảm thiểu rủi ro hư hỏng do kiểm soát bằng con người trên các hệ điều khiển cơ và giúp cho dịch lên men vận chuyển trong các đường ống an toàn vệ sinh;
- Giám sát và điều chỉnh tự động các thông số nhiệt, khuấy trộn, thời gian của quá trình lên men;
- Hiển thị trên màn hình LCD giao diện làm việc của hệ thống một cách trực quan;
- Hiển thị và điều khiển trên giao diện của App trên điện thoại thông minh. Các dữ liệu thông số kỹ thuật được kết nối điện thoại di động. Giúp công tác quản lý điều hành từ xa, không cần xuống hiện trường.
Dự kiến kết quả đạt được của dự án:
- Giảm chi phí năng lượng từ hơn 50%, vượt dự kiến hơn 20%; giảm nhân công lao động từ 40-50% trong công đoạn lên men. Trước đây thao tác thủ công phải mất 04 nhân sự để vận hành bồn lên men, giờ chỉ cần 02 nhân sự để vận hành toàn bộ bồn lên men; Kết nối hệ thống tự động quá trình lên men, giúp kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm lên men. Kết nối dữ liệu các hệ thống kỹ thuật với điện thoại di động, giúp kiểm soát từ xa, văn phòng, không cần xuống hiện trường; Tăng công suất lên men của nhà máy từ 10-20% do rút ngắn thời gian nâng nhiệt. Thời gian nâng nhiệt dung dịch lên men từ nhiệt độ thường lên nhiệt độ tối ưu để lên men từ 60-65oC từ 6 giờ xuống còn 2 giờ. Tổng thời gian lên men một mẻ từ 15 ngày, giờ được rút ngắn xuống còn 12 ngày.
Dự án được thực hiện sẽ góp phần xử lý một lượng lớn phụ phẩm đầu tôm từ các nhà máy chế biến thủy sản và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do phụ phẩm dầu tôm gây ra. Bên cạnh đó, góp phần tạo công ăn việc làm cho công nhân, và góp phần phát triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long.
Hội đồng đã thông qua dự án, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa lại một số nội dung theo góp ý của các thành viên hội đồng.
ctngoc