Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, các sản phẩm, công nghệ và thiết bị từ các viện, trường, doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ
Chiều ngày 3/11/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ tổ chức hội thảo “Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, các sản phẩm, công nghệ và thiết bị từ các viện, trường, doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ” nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch 2022 – Techmart Nông nghiệp 2022 với chủ đề “Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Động lực phát triển nông nghiệp bền vững”, trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2022 tại thành phố Cần Thơ. Techmart Nông nghiệp 2022 được kết hợp giữa triển lãm, trưng bày trực tiếp, trực tuyến và hội thảo khoa học.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, viện trường, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khoa học công nghệ vùng ĐBSCL.
Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Hoài Phương, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ cho biết, thành phố Cần Thơ là địa phương được đánh giá có điều kiện tốt nhất vùng ĐBSCL về tiềm năng khoa học và công nghệ cả về nguồn nhân lực lẫn cơ sở vật chất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Thống kê cho thấy, trên địa bàn Cần Thơ có khoảng 73 đơn vị có hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với 7.455 người có hoạt động nghiên cứu khoa học, trong đó có những đơn vị thuộc hàng đầu của quốc gia và khu vực như: Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Trường Đại học Nam Cần Thơ…thực hiện gần 900 đề tài/dự án các cấp thuộc nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, y tế, bảo vệ môi trường, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng,…
Bà Trần Hoài Phương, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ phát biểu tại hội thảo
Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sản phẩm công nghệ của vùng ĐBSCL nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng còn nhiều điểm nghẽn như: số lượng sản phẩm chuyển giao, thương mại hoá so với nguồn lực vốn có còn ít và chưa tương ứng, sự kiên kết giữa Nhà nước – nhà Khoa học-Doanh nghiêp chưa chặt chẽ, các đơn vị gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường,…
Ký kết hợp tác giữa Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ với Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Đồng Tháp
Đến dự hội thảo, đại hiểu được tiếp cận những nội dung về Tổng quan về thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu, các sản phẩm công nghệ và thiết bị tại vùng ĐBSCL; Đề xuất cơ chế chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu; Giới thiệu triển lãm trực tuyến; Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu; Thực tiễn và kinh nghiệm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, thực tế từ các Viện trường, doanh nghiệp. Ký kết hợp tác giữa Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ với Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Đồng Tháp. Bên cạnh đó, hội thảo còn dành thời gian để thảo luận xoay quanh những nội dung trên.
PGS.TS Nguyễn Phú Son, Trường Kinh tế, Đại học Cần Thơ trình bày tại hội thảo
Bà Đỗ Thị Lương, Giám đốc Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực truyến, Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo trình bày tại hội thảo
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thùy – Viện phó Viện Đổi mới và Phát triển công nghệ Nha trang (NITIA) trình bày tại hội thảo
Diễn giả tại hội thảo
Đại biểu tham dự
Hội thảo là dịp để các viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ đánh giá thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu, các sản phẩm công nghệ và thiết bị tại vùng ĐBSCL, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và các giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong thời gian tới.
nhnhanh