Hội nghị tổng kết ngành KH&CN năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
Sáng ngày 06/01, Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác KH&CN năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ, lãnh đạo các viện, trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Liện hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Cần Thơ, lãnh đạo UBND quận, huyện, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, và các đơn vị trực thuộc Sở.
Ông Ngô Anh Tín, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ phát biểu tại hội nghị
Năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ đã có một số hoạt động nổi bật như: Phối hợp với Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện, Trường và các nhà khoa học dự thảo Đề án theo chỉ đạo của Ủy ban nhân thành phố theo hướng Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN của thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL.
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội thảo Khoa học cấp thành phố với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp” với 500 đại biểu tham dự trực tuyến và trực tiếp đến từ Sở, ngành, hợp tác xã, hội nông dân, viện, trường, báo chí, sinh viên và các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp… trong và ngoài thành phố Cần Thơ. Tham gia trưng bày 35 sản phẩm về công nghệ trong nông nghiệp giới thiệu đến đại biểu tham dự (05 gian hàng trưng bày trực tuyến và 17 gian hàng trưng bày trực tiếp). Tổ chức “Chợ công nghệ, thiết bị chuyên ngành nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch - Techmart Nông nghiệp 2022” với chủ đề “Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Động lực phát triển nông nghiệp bền vững” trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2022 tại thành phố Cần Thơ. Techmart Nông nghiệp 2022 kết hợp giữa triển lãm, trưng bày trực tiếp, trực tuyến và hội thảo khoa học. Sự kiện quy tụ 30 gian triển lãm, trưng bày trực tiếp và 20 gian trực tuyến tại địa chỉ khoahoccantho.vn với hơn 140 công nghệ, thiết bị, sản phẩm chuyên ngành nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, giải pháp nông nghiệp, các giải pháp công nghệ chuyển đổi số phục vụ phát triển nông nghiệp của 55 đơn vị tại thành phố Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Đồng Tháp,… Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đăng tải giới thiệu, chia sẻ, cung cấp thông tin về thiết bị, công nghệ thông qua hệ thống Mạng thông tin Khoa học và Công nghệ (www.casti.vn), qua hệ thống Sàn giao dịch Công nghệ Cần Thơ (www.catex.vn). Hiện đã có 240 gian hàng tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghệ, thiết bị với tổng số sản phẩm chào bán là 11.700 sản phẩm; trong đó có 10.738 sản phẩm từ gian hàng, 44 sản phẩm đang đấu giá và 918 sản phẩm từ các nhà chào bán tự do với hơn 13 triệu lượt truy cập.
Ông Phạm Minh Quốc, Giám đốc Vườn Ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam Hàn Quốc phát biểu tại hội nghị
Ông Vũ Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Thông tin KH&CN phát biểu tại hội nghị
Bà Nguyễn Thị Tố Uyên, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Cần Thơ phát biểu tại hội nghị
Bà Huỳnh Nguyễn Bảo Loan, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát biểu tại hội nghị
Bà Lâm Ngọc Thùy - Chi Cục trưởng, Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ phát biểu tại hội nghị
Về quản lý nhiệm vụ KH&CN: Lĩnh vực công nghệ sinh học: (i) Đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Rhodococcus sp. phân hủy các hợp chất hữu cơ có vòng thơm trong nguồn nước thải” đã xây dựng được quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Rhodococcus sp. XL6.2 có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ có vòng thơm trong nguồn nước thải (5g/túi và 50g/túi); (ii) Dự án “Cải thiện tính ổn định chất lượng của chế phẩm vi sinh Lactobacillus sp. dạng bột bằng kỹ thuật tạo màng vi bao” đã xây dựng được 02 quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh L. acidophilus và L. plantarum dạng bột bằng kỹ thuật tạo màng vi bao có chất lƣợng ổn định, quy mô 100kg/lần. Lĩnh vực công nghệ thông tin: (i) Dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đăng ký và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của thành phố Cần Thơ” đã xây dựng được Cổng thông tin và phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động thông minh cho phép đăng ký và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa của thành phố Cần Thơ; (ii) Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông minh hỗ trợ, hỏi đáp thủ tục hành chính tại thành phố Cần Thơ” đã xây dựng và thử nghiệm hệ thống hỗ trợ hỏi đáp tự động thủ tục hành chính cho 200 thủ tục hành chính của Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông. Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong cải cách hành chính. Hỗ trợ các quận, huyện đăng ký thực hiện 16 dự án (gồm 10 dự án chuyển tiếp và 06 dự án mới). Ký hợp đồng triển khai 10 dự án chuyển tiếp và 02 dự án mới. Nghiệm thu 04 dự án. Các dự án triển khai năm 2022 tập trung vào các lĩnh vực như: Xây dựng các mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch; Xây dựng chuyển giao mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN để chuẩn hóa chất lượng,nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ông Nguyễn Thái Bảo, Phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều phát biểu tại hội nghị
Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT TP.Cần Thơ phát biểu tại hội nghị
Ông Trương Minh Nhật Quang, Hiệu Phó Đại học Kỹ thuật và Công nghệ phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP. Cần Thơ phát biểu tại hội nghị
Doanh nghiệp KHCN Minh Hòa phát biểu tại hội nghị
Về quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân, đã tổ chức kiểm tra chuyên ngành về an toàn bức xạ năm 2022 tại 12 cơ sở bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế trên địa bàn thành phố (gồm: 08 cơ sở bức xạ tƣ nhân và 04 cơ sở trực thuộc nhà nước). Qua công tác kiểm tra, hầu hết các cơ sở bức xạ đều quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn bức xạ của đơn vị, có lưu hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, còn một số cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn bức xạ như kiểm định thiết bị X-quang, kiểm xạ khu vực định kỳ theo quy định và đào tạo nhắc lại kiến thức về an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn. Phối hợp Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và ứng phó sự cố, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thành công diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp thành phố năm 2022, với tình huống giả định: “Ứng phó sự cố đối với tình huống mất nguồn phóng xạ tại cơ sở tiến hành công việc bức xạ và tình huống nguồn phóng xạ bị phá vỡ” tại đường Đặng Văn Dầy, Khu dân cư Ngân Thuận, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ với hơn 150 đại biểu tham gia là Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Sở KH&CN các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và cơ sở bức xạ trên địa thành phố.
Về công tác sở hữu trí tuệ, đã hướng dẫn xác lập và bảo vệ quyền SHTT cho 155 trường hợp (gồm: 143 nhãn hiệu, 05 sáng chế, 04 gia hạn và 03 quyền tác giả). Từ tháng 01 đến tháng 12/2022, thành phố có 546 đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp (523 nhãn hiệu, 19 sáng chế và 04 kiểu dáng công nghiệp) và 393 văn bằng bảo hộ được Cục SHTT cấp mới (387 nhãn hiệu, 03 sáng chế và 03 giải pháp hữu ích).
Về công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tổ chức 09 đợt kiểm tra về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm: vàng trang sức mỹ nghệ, xăng dầu, đồ chơi trẻ em, điện – điện tử, mũ bảo hiểm, thép làm cốt bê tông, khí dầu mỏ hóa lỏng. Kết quả kiểm tra tại 235 cơ sở, với 1.901 sản phẩm đƣợc kiểm tra về nhãn hàng hóa, 909 sản phẩm được kiểm tra về chất ượng (gồm 811 sảm phẩm test nhanh tại cơ sở, 98 sản phẩm thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định). Qua công tác kiểm tra, Quyết định xử phạt 17 cơ sở có sản phẩm vi phạm về chất lượng và nhãn hàng hóa với tổng số tiền là 217 triệu đồng. Ngoài ra, tổ chức 02 đợt khảo sát chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trƣờng đối với 10 sản phẩm rượu, 10 mẫu đồ chơi trẻ em, và 10 mẫu dầu nhờn động cơ đốt trong, được lấy và thử nghiệm. Kết quả: có 01 mẫu dầu nhờn động cơ đốt trong và 03 mẫu rượu có chất lượng chưa phù hợp với tiêu chuẩn công bố,…
Về công tác thanh tra, thực hiện 06 cuộc thanh tra chuyên ngành thuộc các lĩnh vực: đo lường và chất lượng xăng dầu; đo lường đối với tổ chức thực hiện kiểm định, thử nghiệm và sử dụng phương tiện đo nhóm 2; an toàn bức xạ, việc sử dụng phương tiện đo nhóm 2 trong y tế và lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh dầu nhờn động cơ đốt trong... , đối với 41 cơ sở. Quyết định xử phạt hành chính 15 cơ sở vi phạm về đo lường chất lượng xăng dầu; chất lượng dầu nhờn; nhãn đồ chơi trẻ em, khí dầu mỏ hóa lỏng, với tổng số tiền xử phạt là 224 triệu đồng.
Về hoạt động dịch vụ thử nghiệm, kiểm định và hiệu chuẩn đã hỗ trợ cho cơ quan, doanh nghiệp của thành phố và các tỉnh ĐBSCL thực hiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa và đảm bảo đo lường pháp quyền với số phương tiện đo được kiểm định 13.718, hiệu chuẩn 8.481; thử nghiệm 14.376 mẫu với 88.792 chỉ tiêu về các lĩnh vực: môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng xăng dầu, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, ... Kiểm định định kỳ 912 cột đo xăng dầu cho 171 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP. Cần Thơ. Đánh giá chứng nhận hợp quy 72 lô xăng, dầu, dầu nhờn của Công ty Cổ phần Thương Mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu; Công ty TNHH SXTM dầu nhờn Phát Hưng và Công ty TNHH dầu nhờn Ressol, Công ty CP dầu khí Đông Phương.
Về hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học và công nghệ, tạo lập và cập nhật 9.350 thông tin, dữ liệu lên các trang thông tin điện tử đƣợc giao quản lý, vận hành về tin tức, cơ sở dữ liệu, thông tin công nghệ, thiết bị,… góp phần chia sẻ thông tin và kết nối ngành khoa học và công nghệ với các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. (ii) Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình TP. Cần Thơ thực hiện 02 chuyên đề KH&CN trên sóng phát thanh, truyền hình. Tiếp tục duy trì, cập nhật thông tin lên chuyên trang thông tin chia sẻ mạng VinaREN với 100 tin đã cập nhật trên trang khonggiankhoahoc.vn về thông tin các viện, trƣờng, tổ chức KH&CN được cập nhật, chia sẻ trên chuyên trang. Hoàn thành Chế độ báo cáo thống kê ngành KH&CN năm 2022. Qua đó, đã thu thập đƣợc số liệu của 68 đơn vị thuộc phạm vi điều tra (gồm 12 Tổ chức nghiên cứu và phát triển, 14 Tổ chức dịch vụ KH&CN, 13 Cơ sở giáo dục đào tạo và 21 đơn vị Quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và 08 doanh nghiệp có hoạt động KH&CN).
Về hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tham gia triển lãm trưng bày công nghệ tại Techfest Mekong 2022, Techmart Nông nghiệp 2022, Hội thảo khoa học và công nghệ, kết nối cung - cầu công nghệ tỉnh Tây Ninh năm 2022 và các hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ tại doanh nghiệp, hợp tác xã. Phối hợp Công ty Cổ phần CYBER SSI tổ chức Hội thảo với chủ đề: “An toàn thông tin trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm giới thiệu các giải pháp hữu hiệu về công nghệ để bảo vệ các đối tượng, đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu khi sử dụng công nghệ thông tin trong thời kỳ số hóa và trí tuệ nhân tạo. Phối hợp với Công ty TNHH đầu tư phát triển Vạn Hòa tổ chức Hội nghị Giải pháp phát triển cây sầu riêng với mã số vùng trồng tại Trung tâm với sự tham dự của 70 đại biểu. Tại Hội nghị, Công ty Vạn Hòa đã ký thỏa thuận liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân trồng sầu riêng tại HTX Tân Thới 1, huyện Phong Ðiền. Phối hợp tổ chức Lễ khai trương Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa thành phố Cần Thơ trong khuôn khổ Lễ Khai mạc Hội thợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2022.
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm tiếp tục được duy trì, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị cần thiết để doanh nghiệp tiến hành việc thí nghiệm mẫu tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, như Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao Nhật Việt (sản phẩm bột cá), Công ty TNHH Hoàng Thắng (sản phẩm máy gieo hạt),…Thực hiện các nghiên cứu cải tiến công nghệ, giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm nhƣ: Nem chua (Cơ sở sản xuất nem Sáu Xệ, Vĩnh Long); Nước cam sành đóng lon (Hợp tác xã Thới Thuận, Vĩnh Long); Mứt đông xoài cát Núm (Hộ sản xuất tại Vĩnh Long); Sản xuất dừa sáp sấy dẻo và sữa chua dừa sáp (Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè Trà Vinh); Quy trình bảo quản sản phẩm “tôm khô” (Cơ sở chế biến tôm khô Ngọc Giàu, Cà Mau) và Quy trình bảo quản sản phẩm “ba khía muối” (Hợp tác xã Ba khía Đầm Dơi, Cà Mau),…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND thành phố nhất mạnh, Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ cần đẩy mạnh triển khai các chương trình, kế hoạch đổi mới sáng tạo để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội; Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo thuận lợi cho thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ của thành phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long; Tăng cường hơn nữa các nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0; Tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược với các địa phương phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,…
nhnhanh