Xác định hoạt tính chống oxy hóa và kháng nấm của lúa non để làm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm chăm sóc da
Chiều 16/6/2023, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố “Xác định hoạt tính chống oxy hóa và kháng nấm của lúa non để làm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm chăm sóc da”. Hội đồng do Ths. Trần Hoài Phương, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ làm chủ tịch Hội đồng. TS. Nguyễn Phú Thọ và Ths. Đặng Chí Thiện đồng chủ nhiệm. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Cần Thơ là đơn vị chủ trì thực hiện.
Toàn cảnh buổi họp
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu xác định hoạt tính chống oxy hóa và mức độ kháng nấm của lúa non có thể ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng và mỹ phẩm chăm sóc da.
Thành viên hội đồng
Qua thời gian thực hiện, Ban chủ nhiệm đã xác định lựa chọn giống lúa phù hợp sản xuất bột lúa non có thể sử dụng làm thực phẩm chức năng; Xác định lựa chọn giống lúa phù hợp sản xuất dịch chiết kháng nấm Cadida có thể sử dụng làm mỹ phẩm chăm sóc da. Kết quả, giống lúa NTH và IR50404 phù hợp sản xuất bột lúa non. Giai đoạn sinh trưởng thích hợp là tuần thứ 4-5. Gieo trồng trong điều kiện tự nhiên không che sáng. Hai giống lúa IR50404 và HRO cho hoạt tính kháng nấm cao nhất phù hợp sản xuất dịch chiết có thể áp dụng làm mỹ phẩm chăm sóc da. Nồng độ ethanol thích hợp cho tách chiết các hợp chất có hoạt tính kháng nấm trong lúa non là 60%. Tỷ lệ dung môi lúa non là 10:1
Ban chủ nhiệm
Đề tài có tính mới, các chỉ tiêu thực hiện có vượt, tiến độ thực hiện đúng theo đề cương. Hội đồng đã thống nhất nghiệm thu đề tài. Tuy nhiên, Ban chủ nhiệm cần chỉnh sửa và bổ sung thêm một số nội dung theo góp ý của thành viên hội đồng.
Sở KH&CN TP. Cẫn Thơ