SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tin tiếp theo
19/03/2024 10:38
Tinh thể thời gian là một trạng thái vật chất kỳ lạ với những đặc tính có vẻ không thể có, nhưng chúng đã được tạo ra. Bây giờ, các nhà khoa học Đức đã tạo ra một tinh thể tồn tại lâu hơn 10 triệu lần so với các thí nghiệm trước đây.
19/05/2024 12:07
Cá rô phi (Oreochromis sp.) là giống cá nước ngọt thuộc họ Cichlidae. Tại Việt Nam, đây là một trong những đối tượng nuôi nước ngọt phổ biến, đặc biệt được nuôi nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung.
19/05/2024 12:09
Lớp Chân bụng Gastropoda là lớp có thành phần loài phong phú nhất, chiếm khoảng 75 - 80% số loài trong ngành động vật thân mềm hiện nay. Ở Việt Nam có khoảng 70.000 loài thuộc lớp chân bụng đang hiện hữu. Trong đó có khoảng 45.000 loài sống dưới nước ở cả 3 loại thủy vực nước mặn, lợ, ngọt. Đến nay, các nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo các loài thuộc lớp Chân bụng mới chỉ tập trung vào một số đối tượng có giá trị kinh tếcao như ốc hương, bào ngư, ốc nhảy và ốc đĩa. Các yếu tố môi trường bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng oxy hòa tan, thức ăn, dòng chảy, mực nước và mùa vụ) kết hợp với yếu tố bên trong đóng một vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh sinh sản ở động vật thân mềm Chân bụng và có thể tương tác với nhau cũng như với các cơ chế nội tiết và thần kinh điều khiển hệ thống sinh sản. Những thay đổi của điều kiện môi trường dẫn đến sự thay đổi của cấu trúc sinh sản và có tác dụng kích thích màng tế bào thần kinh nội tiết kích thích quá trình đẻ trứng.
19/05/2024 12:12
Hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe vật chủ và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm cả thuốc kháng sinh. Kháng sinh làm thay đổi, giảm tính đa dạng, chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột đã tác động tiêu cực đến sức khỏe vật chủ. Hơn nữa, kháng sinh đã và đang bị sử dụng quá mức ở nhiều quốc gia. Đây là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn và tồn dư trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Một số chiến lược dựa trên việc bổ sung các sản phẩm “tự nhiên” hơn như các chế phẩm sinh học nhằm thay thế kháng sinh để cải thiện sức khỏe và năng suất cho vật nuôi. Probiotics được định nghĩa là “vi sinh vật sống, khi được sử dụng với số lượng thích hợp, mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ”.
19/05/2024 12:53
Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius(Kurz) Merr.) là một loại thực vật có hoa thuộc chi Abelmoschus họ Malvaceae. Cây phân bố tự nhiên ở Úc, châu Phi, ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan. Ở Việt Nam, sâm bố chính mọc hoang dại và/hoặc được trồng nhiều ở một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Nai.
19/05/2024 12:04
Cây bơ (Persea americana Mill.) thuộc họ Long não (Lauraceae), là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cây bơ có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1940, được trồng phổ biến ở Tây Nguyên. Dầu bơ có màu sắc và mùi vị đặc trưng, chứa nhiều axit béo, chất chống oxy hóa, vitamin và các hợp chất có lợi khác. Dầu bơ sở hữu các hoạt tính sinh học như: kháng vi sinh vật, kháng viêm, chống oxy hóa nên được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên, do tinh dầu không hòa tan vào trong nước.
19/05/2024 12:00
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đã và đang là một trong những đối tượng nuôi có tốc độ phát triển nhanh ở nước ta cả về diện tích, mức độ thâm canh và sản lượng thu hoạch. Để đáp ứng được nhu cầu của nghề nuôi hiện nay rút ngắn thời gian nuôi tôm thương phẩm để giảm nguy cơ dịch bệnh do thời gian nuôi kéo dài. Việc nghiên cứu ứng dụng mô hình ương nuôi tôm theo công nghệ biofloc dựa trên các tác nhân sinh học được xem là giải pháp mới có khả năng giải quyết được vấn đề này. Sự hiện diện đa dạng và hoạt động tốt của hệ vi sinh vật hiếu khí trong hệ thống biofloc dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả trong (i) ổn định chất lượng nước thông qua sự đồng hóa các hợp chất nitơ đồng thời tạo ra protein vi khuẩn “tại chỗ” (ii) cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn (iii) nâng cao mật độ ương nuôi.
16/05/2024 14:24
Đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp cô đặc đến sự thay đổi hàm lượng các hoạt chất sinh học của dịch trích thanh long ruột đỏ cô đặc.
18/05/2024 09:57
Từ năm 2019 – 2023, các nhà khoa học thuộc BV Hữu Nghị Việt Đức và Trường ĐH Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp nhận và điều trị tất cả các bệnh nhân có biến chứng hẹp niệu quản sau ghép thận. Các bệnh nhân này được ghép tại tất cả các cơ sở ghép tạng của khu vực phía Bắc. Các kỹ thuật điều trị đều được áp dụng để nhanh chóng phục hồi chức năng thận ghép. Các nhà khoa học thực hiện báo cáo này đóng góp thêm kinh nghiệm điều trị bệnh lý này.
17/05/2024 20:40
Rau quả tươi đóng vai trò quan trọng đối với dinh dưỡng của con người với hàm lượng vitamin B, C, K cao và giàu khoáng chất như canxi, kali, magiê và chất xơ phong phú.
17/05/2024 20:14
Aspergillus oryzae và Streptomyces rochei là một trong số các loài nấm mốc và xạ khuẩn có khả năng sản sinh các loại enzyme như protease, amylase, cellulase,... có hoạt tính cao theo phương pháp nuôi cấy bề mặt trên môi trường bán rắn. Các chủng vi sinh vật khác nhau trong một số trường hợp lại có thể kết hợp, hợp tác cùng nhau để sinh tổng hợp các loại enzyme khác nhau.
06/05/2024 15:27
Trong bài báo này, quan hệ El Nino với nóng lên toàn cầu được nghiên cứu dựa trên số liệu chỉ số Nino đại dương (ONI) và nhiệt độ trung bình toàn cầu thời kỳ 1951-2023 của NOAA. Kết quả cho thấy, trong hơn 60 năm qua đã xảy ra 23 đợt El Nino trong đó có 9 đợt El Nino mạnh, 9 đợt El Nino yếu và 5 đợt trung bình, số lượng các đợt El Nino mạnh xuất hiện trong 3 thập kỷ gần đây (1981-2020) nhiều hơn so với 3 thập kỷ trước (1951-1980).
16/05/2024 14:22
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tình hình ô nhiễm vi sinh vật và hóa học trong các nguyên liệu và thực phẩm chay thu thập trên địa bàn Hà Nội năm 2022-2023.
10/05/2024 14:27
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Thế Nguyên, Đinh Văn Hiện và Nguyễn Trọng Bách Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 59, Số 3B (2023): 142-148.
10/05/2024 14:12
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thanh Tuyền, Trương Quỳnh Như và Nguyễn Trọng Ngữ thuộc Khoa Thủy sản và Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 59, Số 3B (2023): 149-160
Trang: Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài