SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu phát triển du lịch Homestay vùng ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

[06/12/2019 15:08]

Du lịch homestay là loại hình du lịch góp phần phát triển bền vững bởi nhiều lợi ích mang lại; vừa tạo sự thu hút, trải nghiệm mới đối với du khách, vừa đảm bảo sinh kế và thu nhập cho người dân địa phương. Vì vậy, du lịch homestay đang là xu thế phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

Tiềm năng phát triển du lịch homestay ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang:

An Biên, một trong ba huyện ở Kiên Giang là địa giới  của  rừng  U  Minh  Thượng.  Rừng  U  Minh Thượng có giá trị đa dạng sinh học quan trọng, sinh cảnh phong phú với 32 loài thú, 187 loài chim, 34 loài bò sát và lưỡng cư, 37 loài cá, 203 loài côn trùng và nhiều loài thủy sinh vật phân bố ở các độ sâu khác nhau trong hệ sinh thái; không những thế, tại đây là nơi trú ngụ của một trong những khu hệ chim phong phú nhất của vùng châu thổ sông Cửu Long và là một trong ba địa điểm trên thế giới được biết đến có sự hiện diện của quần thể rái cá lông. Ngoài  ra,  huyện  An  Biên  có  giá  trị  văn  hóa truyền thống độc đáo và lâu đời, trên toàn huyện có 30 di sản văn hóa phi vật thể.

-  Vị trí địa lý:

Huyện An Biên nằm ở một vị trí giao thông thuận lợi,  giáp  các huyện  trong  tỉnh  cũng giúp  cho việc tiếp  cận  của  du  khách  trở  nên  dễ  dàng,  với  vị  trí thuận lợi này cũng góp phần gắn kết với các điểm tham  quan  khác  xung  quanh  huyện  tạo  thành  hệ thống  tuyến  điểm  tham  quan  khá  đa  dạng  và  hấp dẫn.

-  Điều kiện tự nhiên:

Do An Biên là một huyện giáp biển của tỉnh Kiên Giang nên có khí hậu mát mẻ, cảnh quan xung quanh còn hoang sơ mang yếu tố của một vùng quê yên bình,  rất  thích  hợp  phát  triển  du  lịch  phục  vụ  du khách, nhất là các loại hình du lịch liên quan đến du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng và  homestay.

-  Nghề thủ công truyền thống:

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống được xem là một “bảo tàng sống”, nơi lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vừa phong phú, đa dạng, vừa sinh động, góp phần làm nên hệ giá trị văn hóa dân tộc; đây chính là yếu tố thu hút sự quan tâm của du khách trong các chuyến du lịch.

-  Lễ  hội  và  phong  tục  tập  quán  của  người Khmer:

Lễ hội truyền thống và phong tục tập quán là một trong những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của một vùng, một địa phương. Du lịch lễ hội thỏa mãn được các nhu cầu tìm đến cái mới, cái khác biệt so với nơi ở thường ngày của du khách, khách du lịch không chỉ tham quan, tìm hiểu lễ hội mà còn có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội đó; đồng thời, hoạt động du lịch lễ hội góp phần giới thiệu giá trị lễ  hội  của  đất  nước,  của  một  vùng,  của  một  địa phương.

Giải pháp phát triển du lịch homestay ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang:

-Khuyến khích và hỗ trợ người dân tham gia làm du lịch homestay.

-Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch homestay.

-Đầu tư cơ sở hạ tầng.

-Đa dạng các hoạt động trải nghiệm cho du khách.

-Quy hoạch không gian xây dựng du lịch homestay hợp lý.

-Thay đổi cơ chế chính sách phát triển du lịch.

Bài viết được tóm tắt từ bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Tùng và Trương Trí Thông - Khoa du lịch trường cao đẳng Kiên Giang.

Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ-Tập 55, số 4C (2019): 101-112
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài