SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tình trạng lệch lạc khớp cắn ở học sinh lớp 9 trường liên cấp hermann gmeiner, Hà Nội năm 2023

[24/08/2023 13:58]

Nghiên cứu do các tác giả Lưu Văn Tường, Đỗ Thị Thu Hương, Đinh Diệu Hồng, Trương Thị Mai Anh thực hiện.

Ảnh minh họa

Trong các thập niên qua, chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh đã được quan tâm nhiều hơn, tình trạng lệch lạc khớp cắn được xã hội ngày càng chú trọng. Trường liên cấp Hermann Gmeiner, Hà Nội là một trong những trường chú trọng đến công tác Nha học đường và điều trị dự phòng cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tình trạng lệch lạc khớp cắn ở học sinh là cần thiết để cung cấp các số liệu để điều trị dự phòng, nắn chỉnh răng cho đối tượng học sinh. Qua nghiên cứu, phân tích các dữ liệu về tình trạng lệch lạc khớp cắn học sinh khối lớp 9, của trường liên cấp Hermann Gmeiner, Hà Nội năm 2023, chúng tôi nhận thấy rằng: - 13,9% các em có khuôn mặt lệch phải và chỉ có 2 em có khuôn mặt lệch trái. - Tỷ lệ học sinh có 3 tầng mặt cân xứng chiếm đến 91,1%. Ba tầng mặt không cân đối chỉ thấy ở 8,9%. - Các kiểu mặt lồi và mặt lõm chiếm tỷ lệ tương ứng là 21,5% và 11,4%. - Có 83,5 % học sinh khối lớp 9 có tương quan môi trên – môi dưới bình thường, môi trên ở phía ngoài môi dưới. Số còn lại, 16,5% học sinh có tư thế môi đảo ngược. - Đa số học sinh lớp 9 có tương quan Angle loại I cả răng 6 và răng 3, cả bên phải và bên trái. - Tình trạng cắn ngược răng cửa chỉ gặp ở 8,9% học sinh, tuy nhiên có 35,4% học sinh có răng cửa khấp khểnh. - Tỷ lệ bất thường về số lượng răng cũng thấp, chiếm 10,1%.

Tình trạng lệch lạc khớp cắn là bệnh lý răng miệng có tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng. Bệnh đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Tình trạng lệch lạc khớp cắn không chỉ ảnh hưởng lên chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tình trạng lệch lạc răng nếu phát hiện sớm và điều trị dự phòng tốt sẽ giảm trừ được rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý vùng quanh răng và sâu răng.

Biểu hiện bệnh có thể kéo dài gây ra tổn thương mãn tính, âm thầm ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến khả năng học tập. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng lệch lạc khớp cắn là rất cần thiết

Người khám là các bác sĩ răng hàm mặt được tập huấn, định chuẩn để thống nhất về cách đánh giá với chỉ số Kappa là 0,82.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đánh giá và dự phòng lệch lạc khớp cắn là khía cạnh mới được bổ sung, cần thiết cho chương trình Nha học đường. Việc khám và phát hiện sớm các lệch lạc khớp cắn giúp tư vấn điều trị, tránh được các hậu quả như mòn, vỡ răng, viêm quanh răng cho các em học sinh. Kết quả nghiên cứu tình trạng lệch lạc khớp cắn ở nhóm học sinh khối lớp 9 tại trường liên cấp Hermann Gmeiner, chúng tôi có một số kết luận sau:
- 13,9% các em có khuôn mặt lệch phải và chỉ có 2 em có khuôn mặt lệch trái.

- Tỷ lệ học sinh có 3 tầng mặt cân xứng chiếm đến 91,1%. Ba tầng mặt không cân đối chỉ thấy ở 8,9%
- Các kiểu mặt lồi và mặt lõm chiếm tỷ lệ tương ứng là 21,5% và 11,4%.

- Có 83,5 % học sinh khối lớp 9 có tương quan môi trên – môi dưới bình thường, môi trên ở phía ngoài môi dưới. Số còn lại, 16,5% học sinh có tư thế môi đảo ngược.

- Đa số học sinh lớp 9 có tương quan Angle loại I cả răng 6 và răng 3, cả bên phải và bên trái.

- Tình trạng cắn ngược răng cửa chỉ gặp ở 8,9% học sinh, tuy nhiên có 35,4% học sinh có răng cửa khấp khểnh.

- Tỷ lệ bất thường về số lượng răng cũng thấp, chiếm 10,1%.

Tạp chí y học, Tập. 528 Số. 2(2023)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài