SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tin tiếp theo
27/06/2024 11:57
Dòng họ, chữ Hán là Tông tộc, biểu thị mối quan hệ gia đình và liên gia đình dựa trên cơ sở cùng chung huyết thống. Đã từ lâu, chúng ta có thành ngữ “trong họ ngoài làng” để chỉ mối quan hệ họ - làng trong sự tồn tại lâu dài của làng xã Việt Nam truyền thống. Văn hóa dòng họ là những giá trị thiêng liêng, sâu thẳm trong tâm khảm của các thế hệ. Bài viết này bước đầu tìm hiểu về văn hóa dòng họ trong làng xã truyền thống xứ Thanh thông qua nghiên cứu trường hợp làng Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời trung đại. Từ nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ những nét riêng của văn hóa làng xã xứ Thanh, trong diện mạo chung của văn hóa làng xã Việt Nam.
25/06/2024 16:59
Độc tính của thuốc lá nung nóng là chủ đề đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Nghiên cứu được các tác giả Trần Khánh Toàn, Đinh Huỳnh Linh, Hồ Thị Kim Thanh, Phạm Thị Ngọc Bích, Phạm Quỳnh Trang - Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện nhằm mục tiêu tổng hợp kết quả các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đánh giá độc tính của thuốc lá nung nóng so với thuốc lá thông thường dựa trên các chỉ điểm sinh học phơi nhiễm.
25/06/2024 16:35
Đái tháo đường có liên quan đến tăng nguy cơ thai chết lưu. Tác giả Nguyễn Đình Đức - Bệnh Viện Bạch Mai và các cộng sự đã phân tích các đặc điểm của thai phụ có thai chết lưu liên quan tới đái tháo đường và tìm các yếu tố nguy cơ để dự phòng.
25/06/2024 16:19
Tại Việt Nam, nhóm sinh viên khối ngành Y học dự phòng có nhiệm vụ tư vấn, thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin HPV cho cộng đồng cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ về HPV ở nam giới nên các tác giả Đỗ Viết Hải Nam, Bùi Huyền Trang, Lê Vũ Hương Giang, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Thành – Trường Đại học Y Hà Nội và Nguyễn Thị Ngát - Trung tâm Y tế quận Đống Đa tiến hành nghiên cứu với nhằm mô tả kiến thức, thái độ về vi rút, bệnh liên quan HPV và yếu tố liên quan trên nam sinh viên khối ngành Y học dự phòng Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024, nhằm mục đích tạo tiền đề cho những nghiên cứu, chương trình can thiệp nâng cao kiến thức về HPV cho đối tượng nam giới tại Việt Nam.
24/06/2024 15:43
Tác giả Đinh Thị Thu Hằng - Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá độc tính bán trường diễn của cao Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) theo đường uống trên động vật thực nghiệm.
24/06/2024 15:23
Các tác giả Nguyễn Ngọc Linh Chi - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Lê Hồng Vân - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát độ dày ngà chân răng trung bình và xác định vùng nguy hiểm của chân răng gần và xa ở nhóm răng vĩnh viễn hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Việc hiểu biết về vùng nguy hiểm này sẽ giúp các nhà lâm sàng tránh được những rủi ro dẫn tới thất bại trong nội nha.
24/06/2024 15:08
Viêm tụy cấp là tình trạng tổn thương viêm nhu mô tuyến tụy cấp tính, xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, có khả năng tự giới hạn nhưng có thể tiến triển nặng với nhiều biến chứng tại chỗ và toàn thân. Sự thay đổi của các yếu tố đông máu đã được báo cáo ở nhiều bệnh nhân mắc viêm tụy cấp. Các tác giả Nguyễn Thị Việt Hà - Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương và Ninh Quốc Đạt, Nguyễn Hoài Thương - Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện với mục tiêu của nghiên cứu là nhận xét kết quả điều trị viêm tụy cấp có rối loạn đông máu ở trẻ em.
24/06/2024 14:58
Các tác giả Nguyễn Hữu Châu Đức - Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế, Bệnh viện Trung ương Huế và Phạm Thị Ngọc Bích - Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế thực hiện đề tài này với hai mục tiêu sau: Đánh giá một số yếu tố tiên lượng trong NKH trẻ em; Xác định giá trị của hệ thống phân tầng PIRO trong tiên đoán bệnh nặng ở bệnh nhi NKH.
24/06/2024 14:41
Tác giả Trần Trung Bách - Trường Đại học Y Hà Nội và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này với mục đích đánh giá nguy cơ phát triển HCNAL và các yếu tố liên quan ở người bệnh UTTQ tại thời điểm xét chỉ định xạ trị tại Khoa xạ trị, Bệnh viện K.
24/06/2024 12:57
Nhằm hạn chế nguy cơ cháy nổ và các hậu quả của sự cố cháy nổ, nhiều chất chống cháy đã được bổ sung vào các loại vật liệu khác nhau dưới dạng liên kết hóa học với mạch polyme nền (chất phản ứng) hay được phối trộn với vật liệu mà không thông qua liên kết hóa học (chất phụ gia). Trong đó, các chất chống cháy phụ gia được cho là có nguy cơ cao giải phóng từ nguồn phát thải ra môi trường xung quanh. Polybrominated diphenyl ethers (PBDEs, điển hình là decabromodiphenyl ether, BDE-209) và decabromodiphenyl ether (DBDPE) là các chất chống cháy brom hữu cơ (BFRs) được sản xuất với lượng lớn và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điện và điện tử, dệt, vật liệu xây dựng, nội thất, giao thông vận tải, đồ gia dụng. PBDEs (với 3 hỗn hợp thương mại là penta-, octa- và deca-BDE) đã được liệt kê trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs). PBDEs là các chất ô nhiễm phổ biến trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học cao và biểu hiện những tác động tiêu cực đến sức khỏe môi trường và con người. Đặc biệt, trong các hỗn hợp thương mại PBDEs có thể tồn tại lượng vết các chất dioxins và furans chứa brom với độc tính cao hơn PBDEs. Vì vậy, các hợp chất brom hữu cơ khác đã được giới thiệu làm chất thay thế cho PBDEs, điển hình là DBDPE. Phân tử DBDPE gồm hai nhóm pentabromophenyl (–C6Br5) liên kết với nhóm (–CH2–CH2–) thay vì nhóm (–O–) như BDE-209, giúp hạn chế sự hình thành không chủ định các hợp chất dioxins và furans chứa brom.
24/06/2024 12:38
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự tăng tốc của đô thị hóa, ô nhiễm sông liên tục xảy ra, dẫn đến hệ sinh thái sông bị suy thoái. Lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp chảy vào sông, dẫn đến hệ thống nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự hiện diện với nồng độ cao của một loạt các chất gây ô nhiễm trong môi trường nước như các chất hữu cơ, kim loại, chất độc hại dẫn đến hiện tượng phú dưỡng (tảo nở hoa) rất phổ biến. Theo đó, chức năng tự làm sạch của dòng sông bị mất và hệ sinh thái đô thị và môi trường nước xuống cấp. Các dòng sông này mang đến cho con người những lợi ích to lớn không chỉ về các tiêu chí môi trường, mà còn văn hóa du lịch, canh nông, đánh bắt thủy hải sản. Nhưng tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt nội đô bởi các dòng xả thải từ các khu dân cư, các khu công nghiệp, các nhà máy, nhà hàng... đang ngày một tăng lên về số lượng cũng như hàm lượng các chất ô nhiễm khiến các dòng sông trong các đô thị dần dần chuyển màu, chuyển mùi và mất đi sự đa dạng sinh học như sông Citarum (Indonesia), sông Yamuna (Ấn Độ).
24/06/2024 11:29
Hiện nay, ô nhiễm kim loại nặng được coi là cảnh báo nghiêm trọng nhất đối với hệ sinh thái trên Trái đất. Kim loại nặng có thể tồn tại trong các thành phần khác nhau của môi trường do đặc tính không phân hủy của nó. Thông qua việc xâm nhập vào chuỗi thức ăn, kim loại nặng làm tăng thêm mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái. Kim loại nặng tồn tại trong môi trường đất có thể do quá trình tự nhiên như núi lửa, xói mòn đất và phân hủy đá; trong khi các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, chôn lấp, luyện kim, sản xuất hàng điện tử, sử dụng thuốc nhuộm, sản xuất nông nghiệp, hoạt động giao thông,… lại là nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng. Các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học đã được thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất, trong đó xử lý ô nhiễm bằng thực vật (phytoremediation) được coi là một trong những phương pháp xử lý sinh học hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường, đồng thời có thể thu hồi kim loại nặng sau quá trình xử lý.
27/06/2024 10:30
Nhằm lắng nghe những đề xuất chính sách, giải đáp thắc mắc của các nhà khoa học, tiến tới đẩy mạnh hợp tác khoa học - công nghệ giữa hai nước Việt Nam và CHLB Đức, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Berlin, Đại sứ quán, Văn phòng đại diện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại Đức và Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt - Đức (VGInetwork) đã phối hợp tổ chức buổi gặp mặt giữa Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Huỳnh Thành Đạt và các nhà khoa học, trí thức Việt Nam tại Đức, vào chiều tối 26/6/2024.
27/06/2024 16:26
Hải Phòng cần xây dựng các cơ chế, chính sách mang tính đột phá về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) để Thành phố thực sự trở thành trung tâm KH,CN&ĐMST của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thành một cực phát triển KH,CN&ĐMST mạnh mẽ của cả nước.
25/06/2024 14:23
Tác giả Nguyễn Xuân Thanh - Trường Đại học Y Hà Nội và các cộng sự thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả của nghiên cứu can thiệp đa yếu tố trên chức năng thể chất của người bệnh mắc sa sút trí tuệ tại Viện dưỡng lão” với mục tiêu đánh kết quả của can thiệp đa yếu tố (thể chất, nhận thức, theo dõi và quản lý chuyên sâu các yếu tố nguy cơ chuyển hóa và mạch máu) trên chức năng thể chất của người bệnh mắc sa sút trí tuệ tại một số Viện dưỡng lão.
Trang: Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài