SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phát triển kinh tế biển xanh - Bài học từ các quốc gia

[10/07/2023 10:11]

Phát triển kinh tế biển xanh (KTBX) đang là xu hướng được quan tâm trên toàn cầu nhằm góp phần hồi sinh biển và đại dương. Là một quốc gia có tiềm năng và lợi thế về phát triển kinh tế biển, Việt Nam cần bắt kịp xu hướng này. Đây cũng là giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển và đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển.

Kinh nghiệm quốc tế

Mỹ

Để phát triển KTBX, bên cạnh sự đầu tư của chính phủ Mỹ, các công ty tư nhân cũng là một nguồn lực không nhỏ. Mỹ cũng đặc biệt chú trọng việc áp dụng công nghệ mới trong hoạt động hàng hải. Quốc gia này đã triển khai thành công giao thông hàng hải bền vững bằng việc thiết kế, phát triển và thực hiện công nghệ năng lượng không phát thải cho động cơ đẩy; đồng thời, đã tích hợp công nghệ AI vào dự báo thời tiết, cảm biến quang học và âm thanh để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho hoạt động vận tải đường thủy, tránh va chạm với các động vật có vú sinh sống trên biển.

Liên minh châu Âu

Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu rất chú trọng đến phát triển KTBX, ban hành liên tiếp các chính sách tổng hợp về biển, chẳng hạn như “Sách xanh Chính sách tổng hợp về biển của Liên minh châu Âu”, “Lộ trình Chiến lược năng lượng biển của Liên minh châu Âu”,..

Trung Quốc

Căn cứ vào yêu cầu của chiến lược phát triển hợp tác khu vực trong thời kỳ mới, mở rộng không gian kinh tế xanh, đẩy mạnh xây dựng cường quốc biển. Từ tháng 4/2010, Quốc Vụ viện Trung Quốc liên tiếp phê duyệt các tỉnh: Sơn  Đông,  Chiết  Giang,  Quảng Đông,  Phúc  Kiến  và  Thiên  Tân thành khu vực phát triển kinh tế biển.

Thách thức trong phát triển KTBX ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển, trước yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển quốc gia, Việt Nam đã  đề  ra  Chiến  lược  phát  triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030,  tầm  nhìn  đến  năm  2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018),  trong  đó  khẳng định: Phát triển bền vững kinh tế biển  trên  nền  tảng  tăng  trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các  hệ  sinh  thái  biển;  bảo  đảm hài  hoà  giữa  các  hệ  sinh  thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương  có  biển  và  địa  phương không  có  biển;  tăng  cường  liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh..

Phát triển KTBX là nền tảng để phát triển kinh tế biển một cách bền vững, nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức, cụ thể là:

Thứ nhất, khu vực biển Đông, trong đó có biển Việt Nam, hiện là một trong những vùng biển còn có tranh chấp giữa nhiều bên liên quan, gây bất lợi cho việc phát triển kinh tế biển của toàn vùng

Thứ hai, hạn chế về năng lực KH&CN biển.

Thứ ba, hạn chế về năng lực tài chính

Những vấn đề cần quan tâm

Một là, Việt Nam cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách biển quốc gia, địa phương theo cách tiếp cận liên ngành để quản lý tổng hợp và quản lý nhà nước thống nhất về biển và đảo, phục vụ phát triển KTBX bền vững.

Hai là, kiểm kê và lượng giá tài nguyên/vốn tự nhiên biển làm căn cứ triển khai các quy hoạch dài hạn sử dụng biển, đảo ở cấp độ quốc gia theo cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái phục vụ quá trình ra quyết định đầu tư xanh, có trách nhiệm đối với các hoạt động khai thác, sử dụng biển, đảo và các vùng ven biển

Ba là, quản lý và xử lý hiệu quả các chất thải, chất gây ô nhiễm trước khi đổ ra biển từ các lưu vực sông ven biển, trên các đảo và các hoạt động kinh tế biển

Bốn là, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào tiến trình quản trị biển, đảo thông qua áp dụng cách tiếp cận quản lý biển theo không gian và cơ chế đồng quản lý biển, đảo dựa vào cộng đồng.

Bài viết được tóm tắt từ bài viết của tác giả Bùi Thị Thủy, Hoàng Trưởng, Nguyễn Công Minh, Nguyễn Thục Anh -Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tạp chí KH&CN Việt Nam số 6 năm 2023 (trang 31-34)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài