SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh sau phẫu thuật sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang

[14/07/2023 14:22]

Nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh được phẫu thuật sỏi tiết niệu. Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh và một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh được phẫu thuật sỏi tiết niệu.

Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp, chiếm khoảng 30 - 40% bệnh lý tiết niệu. Tại ViệtNam, một nước nằm trong vành đai sỏi trên thế giới, tỷ lệ sỏi tiết niệu còn rất cao,theo Ngô Gia Hy và Nguyễn Bửu Triều chiếm khoảng 40 – 60% trong số người bệnh có sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản đứng hàng thứ hai sau sỏi thận chiếm 25 – 30 %. Phẫu thuật càng phức tạp thì sự ảnh hưởng của nó tới các cơ quan trong cơ thể càng nhiều từ đó người bệnh có nhiều nhu cầu cần phải chăm sóc. Do đó, người điều dưỡng phải dự đoán trước các nhu cầu này để góp phần vào sự thành công của phẫu thuật. Khoa Ngoại thận, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang tiếp nhận điều trị 402 người bệnh có bệnh lý hệ tiết niệu, trong đó, có 236 người bệnh điều trị sỏi tiết niệu có chỉ định phẫu thuật, chiếm 38,8%. Do đó, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi tiết niệu là phần việc rất quan trọng trong toàn bộ quá trình điều trị bệnh được phẫu thuật sỏi tiết niệu tại khoa Ngoại Thận- Tiết Niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang. Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh được phẫu thuật sỏi tiết niệu tại khoa Ngoại Thận- Tiết Niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

 -Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu tại Khoa Ngoạ

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ

- Nội dung nghiên cứu: Đặc điểm của người bệnh: tuổi, giới, nơi sinh sống, học vấn, tình trạng BMI và tiền sử bệnh kèm theo.

- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng, thời gian mắc bệnh, kết quả bạch cầu, Ure, Creatinin, kết quả siêu âm, Xquang

 - Kết quả chăm sóc: Đánh giá dựa trên hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh của Bộ Y tế Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 và chăm sóc người bệnh ngay sau phẫu thuật thông thường. Gồm 7 nội dung tổng trạng tốt, tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp bình thường khi xuất viện; (2) không tắt ống dẫn lưu, thời gian lưu ống dẫn lưu phù hợp, dịch ống dẫn lưu bình thường, nước tiểu trong sau 24 giờ phẫu thuật; (3) người bệnh không còn tình trạng đau hoặc chỉ đau mức độ nhẹ khi xuất viện; (4) người bệnh ăn uống và tập vận động nhẹ sớm trong 24 giờ phẫu thuật; (5) người bệnh không có biến chứng và vết mổ khô, không đau; (6) tinh thần người bệnh không lo lắng khi xuất viện và hài lòng với công tác chăm sóc của điều dưỡng; (7) được điều dưỡng hướng dẫn và biết đầy đủ các nội dung về chăm sóc sau phẫu thuật. Và kết quả chăm sóc khá/trung bình khi có 1 trong các bất thường ở 7 nội dung trên. Đáng giá kết quả 2 nhóm: kết quả chăm sóc tốt khi thực hiện tốt cả 7 nội dung trên; kết quả khá/trung bình khi không đạt 1 trong 7 nội dung trên.

- Phương pháp thu thập số liệu: Thăm khám trực tiếp và phỏng vấn người bệnh

- Xử lý và phân tích số liệu: Phân tích mô tả bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần số, tỷ lệ. Phân tích các mối liên quan bằng Chi-square test, có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Phần mềm được phân tích bằng SPSS 20.0.

Kết quả Có 88,6% người bệnh có đau hông lưng/đau bụng; 18 người bệnh có tiểu gắt/tiểu buốt; có 1 trường hợp tiểu máu (0,5%); 4 trường hợp sốt chiếm 1,8%. Đa số người bệnh có thời gian mắc bệnh là < 3 tháng chiếm 95,5%. Bạch cầu tăng chiếm 42,3%; urê tăng chiếm 5% và 3,6% tăng creatinine. Có 48,1% sỏi niệu quản đơn thuần; 6,4% sỏi thận đơn thuần; 3,6% sỏi bàng quang đơn thuần, 40,5% sỏi thận + sỏi niệu quản. 61,4% sỏi bên phải. Tỷ lệ đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh đạt chiếm 75,5%. Yếu tố liên quan: người bệnh suy dinh dưỡng có kết quả chăm sóc tốt thấp nhất chiếm 55,6%; cao nhất là dinh dưỡng bình thường chiếm 82,2%; không có tiền sử bệnh có kết quả chăm sóc tốt hơn, 82,0% và 68,8%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Về đặc điểm lâm sàng, có 88,6% người bệnh có đau hông lưng/đau bụng. Đa số người bệnh có thời gian mắc bệnh là < 3 tháng chiếm 95,5%. Về đặc điểm cận lâm sàng, bạch cầu tăng chiếm 42,3%; urê tăng chiếm 5% và 3,6% tăng creatinine, có 48,1% sỏi niệu quản đơn thuần, 40,5% sỏi thận + sỏi niệu quản; 61,4% sỏi bên phải. Tỷ lệ đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh đạt tốt chiếm 75,5%. Nghiên cứu ghi nhận có 2 yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tiết niệu là tình trạng dinh dưỡng và tiền sử bệnh với p<0,05.

Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 60/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài