SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá kết quả mô mềm và phục hình sau điều trị implant tức thì phục hồi lại rang cói lớn thứ nhất hàm dưới tại bệnh viện Trường đạo học Y Dược Cần Thơ

[20/07/2023 11:50]

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả mô mềm và phục hình sau điều trị implant tức thì phục hồi lại răng cối lớn thứ nhất hàm dưới.

Sử dụng Implant nha khoa để thay thế một răng đơn lẻ đã được chứng minh cho thấy tỷ lệ sống tồn tại cao và có thể dự đoán được kết quả. Quy trình truyền thống được đề nghị nên cấy Implant sau nhổ răng 2-3 tháng, điều này dẫn đến sự tăng thời gian điều trị và gây khó chịu hơn cho bệnh nhân về thời gian điều trị, số lần phẫu thuật. Quy trình nhổ răng và đặt Implant tức thì cho kết quả tương tự với thời gian điều trị và số lần phẫu thuật ít hơn. Một trong những tiêu chí cho sự thành công của cấy ghép tức thì là khả năng đạt được sự ổn định sơ khởi lúc đạt implant. Ứng dụng lâm sàng ban đầu chỉ giới hạn ở răng trước. Hình dạng của xương ổ răng của một răng đơn lẻ cho phép Implant có dạng hình nón cấy vào các vách xương ổ răng, dẫn đến sự thích nghi tốt. Cấy ghép Implant tức thì thay thế răng mất có những ưu điểm chính là duy trì cấu trúc và giảm sự thay đổi thể tích mô mềm, do đó đáp ứng mong đợi thẩm mỹ của bệnh nhân. Cấy ghép tức thì có thể hạn chế mức độ tái tạo xương và giảm nhu cầu về các thủ thuật tăng thể tích mô cứng và mô mềm như ghép xương, ghép nướu. Sự ổn định sơ khởi trong quá trình cấy ghép Implant ở các vị trí nhổ răng đơn lẻ có thể được cải thiện bằng cách chọn Implant có đường kính và chiều dài phù hợp để tựa vào các thành xương ổ răng hoặc khoan xương đến vị trí quá chóp chân răng cũ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân trên 18 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ có chỉ định nhổ răng để cấy implant tức thì ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới (RCLTNHD)

Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu: Thiết kế thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng với cỡ mẫu 35 bệnh nhân.

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện chọn tất cả các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 05/2021 đến tháng 7/2022 thỏa tiêu chí chọn mẫu đến khi đủ mẫu.

- Phương pháp thu thập số liệu: Hồ sơ bệnh án: Tuổi, giới, lý do nhổ răng Khám lâm sàng: Vị trí răng cần nhổ (trái hoặc phải); chiều cao nướu sừng hóa (đo bằng cây đo túi chia vạch mm đo ngay vị trí thấp nhất của viền nướu mặt ngoài đến đường nối nướu niêm mạc phía ngoài), chiều cao nướu viền (dùng cây đo túi đo từ vị trí thấp nhất viền nướu mặt ngoài đến đỉnh vách xương ổ răng) Cận lâm sàng: Trên CBCT lấy các số liệu như chiều cao xương có giá trị (trên lát cắt đứng ngang qua kẽ giữa 2 chân răng, kẻ một đường tiếp xúc phía trên với kênh răng dưới và song song với mp cắt, đo khoảng cách giữa từ đỉnh của vách xương ổ răng đến đường song song này); Chiều rộng vách xương ổ răng (trên lát cắt ngang qua hai chóp 2 chân răng, đo khoảng cách tương ứng); Chiều dài vách xương ổ răng (trên lát cắt đứng ngang qua kẽ giữa hai chân răng đo từ đỉnh vách xương ổ răng đến đường nối 2 chóp chân răng); Mật độ xương (trên lát cắt để đo chiều cao xương có giá trị, chia là đôi và dùng ứng dụng tích hợp sẵn trong phần mềm đọc phim CBCT để đo mật độ xương theo đơn vị Hounsfield và từ đo biết được mật độ xương tương ứng D1, D2, D3, D4); Đường kính Implant (trên lát cắt ngang qua kẽ giữa hai răng, đo kích thước xương ổ răng phía ngoài trong, chọn đường kính Implant sao cho phần xương còn lại ở mỗi phía tối thiểu 2 mm, tuy nhiên còn tùy vào thực tế lâm sàng lúc đặt); Chiều dài Implant (dựa vào chiều cao xương giá trị); Chiều cao cổ láng Implant (được lựa chọn tương ứng với chiều cao nướu viền, nhưng tối đa chỉ 4mm).

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Thu thập số liệu qua bằng câu hỏi soạn sẵn. Nhập số liệu bằng Excel 2010. Xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0, trong đó giá trị trung bình, độ lệch chuẩn dùng để mô tả biến số định lượng; tần số và tỷ lệ phần trăm dùng để mô tả biến số phân loại.

Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, chiều cao của nướu sừng hoá đa phần nhỏ hơn 4 mm (83,8%). Sau 6 tháng, đa số các implant đạt mức đánh giá loại khá (78,4%), không có implant thất bại (loại kém) Sau 6 tháng đặt implant và 4 tuần thực hiện phục hình, đa số các phục hình có gai nướu lấp đầy tam giác nướu, không có phục hình có gai nướu nằm ở dưới ½ tam giác nướu.Sau 4 tuần, đánh giá chung kết quả phục hình, đa số đạt kết quả tốt với 67,6%.

Cấy ghép implant tức thì là phương pháp được có thể cho kết quả khả quan đối với các mô quanh implant và phục hình implant.

Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 60/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài