SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cưu đặc điểm điện thế gợi thính giác trên người bình thường giai đoạn trước và sau khi châm huyệt thính cung, uyển cốt, dương trì, khâu khư và thái khê

[21/07/2023 13:12]

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các điện thế có thay đổi như thế nào sau châm và có ảnh hưởng bởi vị trí huyệt nhằm bằng chứng trong việc giải thích hiệu quả châm cứu.

Điện thế gợi thính giác thân não (Brain stem Auditory Evoked Potentials, gọi tắt là BAEP) đã được ứng dụng để đánh hiệu quả trong châm cứu, ngoài đánh giá chức năng của đường thính giác và tính toàn vẹn của thân não. Nghiên cứu của Jiang và cộng sự kết luận rằng châm cứu có thể cải thiện đáng kể các bệnh nhân bị các rối loạn về thính giác bằng cách châm các huyệt đặc hiệu . Theo lý luận Y học cổ truyền, ứng dụng điều trị châm cứu không đơn thuần dùng huyệt đặc hiệu tại chỗ mà còn theo đường kinh có liên quan cơ quan bị bệnh . Vì lý luận đó mà một số huyệt nằm ở xa tai theo vị trí giải phẫu của nhưng có thể điều chỉnh sự mất cân bằng tại tai thông qua đường kinh.

Đối tượng nghiên cứu:

 Người tình nguyện khoẻ mạnh từ độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, không có than phiền về chức năng nghe và không đang sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng trong quá trình tham gia nghiên cứu (ít nhất là 1 tuần trước nghiên cứu).

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, quan sát 150 bệnh nhân chia làm 5 nhóm châm huyệt lần lượt Uyển cốt, Dương trì, Khâu khư, Thái khê, Thính cung.

Kết quả nghiên cứu nhìn chung, sau khi châm thời gian tiềm tàng và thời gian liên đỉnh giảm, biên độ sóng tăng. Trong khi đó bên độ tăng ở Huyệt Uyển cốt tại sóng V, huyệt Dương trì sóng III và huyệt Thái khê có sóng I thay đổi sau châm với p<,015

Sau châm cứu, đặc điểm về điện thế gợi có thay đổi. Thời gian tiềm tàng giảm, thời gian liên đỉnh giảm, biên độ song tang; bước đầu ghi nhận châm cứu làm thay đổi sóng. Như vậy sau châm cứu bước đầu có ghi nhận đáp ứng về điện thế gợi thính giác sẽ có xu huớng nhanh hơn, những huyệt như Thái Khê, Uyển Cốt, Dương trì dù ở xa về mặt giải phẫu nhưng lại có thay đổi nhiều về biên độ sóng điện thế gợi hơn so với những huyệt tại chỗ gần và phù hợp với lý luận theo y học cổ truyền.

Tạp chí y dược học Cần Thơ số 58/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài