SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tăng kali máu sau khi truyền mannitol ở bệnh nhân phẫu thuật u não

[23/08/2023 14:48]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trịnh Thế Nam, Nguyễn Ngọc Thạch, Lâm Ngọc Tú, Ninh Thị Kim Oanh thực hiện.

Ảnh minh họa

Mannitol là thuốc lợi niệu thẩm thấu được sử dụng rộng rãi trong các phẫu thuật thần kinh. Tuy nhiên, việc dùng Mannitol có thể dẫn đến rối loạn điện giải nghiêm trọng đặc biệt là tăng Kali máu.

Chúng tôi thông báo ca lâm sàng bệnh nhân nam 58 tuổi với tiền sử tăng huyết áp có chỉ định phẫu thuật lấy u não. Các xét nghiệm trước phẫu thuật cho phép phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật sau khi truyền 250ml Mannitol 20% trong thời gian 10 phút ngay trước khi mở màng cứng. Sau khi truyền xong Mannitol 15 phút xuất hiện tăng Kali máu với biểu hiện sóng T cao nhọn trên điện tim, xét nghiệm khí máu động mạch cho thấy kali 6,74mmol/L. Bệnh nhân được xử trí cấp cứu tăng Kali máu bằng sử dụng Canxiclorua, Insulin nhanh và Furosemid, sau 2 giờ xét nghiệm lại Kali 5,52mmol/L.

Sau khi phẫu thuật kết thúc chuyển bệnh nhân về khoa hồi sức tích cực, và xét nghiệm lại khí máu động mạch kết quả Kali 3,2mmol/L. Sau phẫu thuật 2 tuần bệnh nhân được ra viện và không có bất kì biến chứng nào.

Ngày nay phẫu thuật u não là một trong những phương pháp điều trị u não phổ biến nhất. Đặc biệt, phẫu thuật lấy u vi phẫu dưới định vị thần kinh là phương pháp có nhiều ưu điểm như biết chính xác vị trí khối u, hạn chế tổn thương tổ chức lành và có thể lấy toàn bộ khối u. Gây mê nội khí quản là phương pháp vô cảm cho phẫu thuật. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt bỏ khối u thì Mannitol được khuyến cáo là phương pháp điều trị hàng đầu để giảm thể tích não và áp lực nội sọ.

Mannitol là thuốc lợi niệu thẩm thấu làm tăng nhanh áp lực thẩm thấu của máu dẫn đến di chuyển nước từ khoang nội bào và khoảng kẽ vào lòng mạch do đó làm giảm thể tích não, giảm áp lực nội sọ nhanh chóng. Tuy nhiên việc sử dụng Mannitol có thể dẫn đến những rối loạn nghiêm trọng về điện giải đặc biệt là tăng Kali máu. Hiện nay đã có các báo cáo về hiện tượng này, đặc biệt ở các bệnh nhân nam, mắc bệnh đái tháo đường mà không được kiểm soát tốt đường máu, khi sử dụng Mannitol liều cao và tốc độ truyền nhanh thì có nguy cơ cao rối loạn điện giải và thậm chí có thể ngừng tim do tăng kali máu [1], [2], [3].

Vào ngày 22/11/2022 chúng tôi đã vô cảm gây mê nội khí quản để phẫu thuật lấy u vi phẫu dưới định vị thần kinh ở bệnh nhân nam 58 tuổi được chẩn đoán u màng não cạnh đường giữa với bệnh nền tăng huyết áp đã gặp biến chứng tăng kali máu nghiêm trọng sau khi truyền Mannitol.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng Kali máu do Mannitol gây ra trong phẫu thuật thần kinh là một tình trạng hiếm gặp  và  cơ  chếchưa  được  hiểu  rõ.  Hiện tượng  này  xảy  ra  nhiều hơn ở bệnh  nhân nam,  liều  Mannitol  sử dụng, cũng như tốc độ truyền của nó có thể góp phần gây nên tình  trạng này do đó nên tránh truyền  liều cao tốc độnhanh.Bệnh nhân được  truyền  Mannitol  phải được  theo  dõi  các  dấu  hiệu  sinh  tồn, điện tim  liên  tục đồng  thời  làm  xét  nghiệm  khí máu  thường  xuyên  sau  khi  truyền  trong phẫu  thuật. Khi  xảy  ra  tình  trạng tăng Kali máu  cấp  cứu  phải  ngừng  truyền  Mannitol ngay  lập  tức,  xét  nghiệm  nồng  độKali trong máu, xử trí tăng Kali máu. Các bác sĩ gây  mê  và  phẫu thuật  viên  cần theo dõi kĩ và phát hiện sớm hiện tượng này để xử trí kịp thời tránh các tai biến nghiêm trọng xảy ra trong phẫu thuật.

Tạp chí y học, Tập. 528 Số. 2(2023)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài