SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết quả Khổ qua rừng (Momordica charana) ở Bến Tre

[15/03/2024 23:41]

Nghiên cứu sử dụng chiết xuất hỗ trợ siêu âm như là một phương pháp chiết xuất xanh để tăng cường trích ly các hợp chất phenolic từ quả Khổ qua rừng.

Kháng sinh là vũ khí quan trọng để chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn tới tỷ lệ đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại hàng đầu trong lĩnh vực y tế của nhiều quốc gia. Đề kháng kháng sinh được dự đoán sẽ là nguyên nhân của khoảng 10 triệu trường hợp tử vong hàng năm vào năm 2050 và gây thiệt hại trên 100 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, đề kháng thuốc kháng nấm cũng diễn ra tương tự như đề kháng kháng sinh. Do đó, trước tình hình nguy cấp của đề kháng kháng sinh và đề kháng thuốc kháng nấm đòi hỏi phải nghiên cứu các tác nhân kháng khuẩn, kháng nấm mới, đặc biệt các tác nhân có nguốc gốc từ nhiên nhiên.

Khổ qua rừng (Momordica charana L.var. abbreviata Seringe) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) hay còn gọi là mướp đắng rừng, một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khổ qua rừng theo quan niệm của Đông y có tính hàn, vị đắng mà không gây độc. Do đó, khổ qua rừng có tác dụng tiêu độc, kháng viêm, thanh nhiệt, êu đờm và giảm ho. Các hoạt nh sinh học khác nhau của M. charana đã được báo cáo như hạ đường huyết, kháng khuẩn, kháng virus, kháng ung thư, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, tẩy giun sán, hạ sốt, chống đông máu, bảo vệ gan và chống viêm. Quả Khổ qua rừng được sử dụng hàng ngày như một loại thực phẩm cũng như là một cây thuốc sử dụng theo truyền thống ở Đông Nam Á và một số nước khác. Quả Khổ qua rừng là nguồn dược liệu tiềm năng và được trồng ở nhiều tỉnh ở Việt Nam do dễ trồng và kỹ thuật chăm sóc đơn giản. Nguồn cung quả Khổ qua rừng có thể mở rộng nhanh và khả năng cung cấp lượng nguyên liệu lớn để làm thuốc. Các sản phẩm từ quả Khổ qua rừng được bán phổ biến ở Việt Nam bao gồm: quả sấy khô, bột quả và trà túi lọc.

Khổ qua rừng (Momordica charana L.var. abbreviata Seringe)

Trên thế giới, viên uống từ cao chiết quả Khổ qua rừng đã được sản xuất để giảm cân và ổn định đường huyết. Một số nghiên cứu trên thế giới đã công bố cao quả Khổ qua rừng được chiết bằng các dung môi khác nhau thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tiềm năng ở mức trung bình đến tốt trên nhiều chủng khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Candida albicans, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniaevà Salmonella typhi. Trong khi đó, nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm của cao chiết Khổ qua rừng ở Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là chưa có nghiên cứu đánh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cao chiết thu được từ phương pháp hiện đại với sự hỗ trợ của siêu âm. Do vậy, mục đích của nghiên cứu là đánh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm cả cao chiết quả khổ rừng được chiết bằng các dung môi khác nhau thông qua phương pháp thông thường và siêu âm.

Đối tượng của nghiên cứu là cao chiết quả Khổ qua rừng (Momordica charana Linn.) ở Bến Tre. Nghiên cứu đã tiến hành định tính thành phần hóa học, xác định hiệu suất chiết, định lượng polyphenol tổng và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết quả Khổ qua rừng ở Việt Nam. Các thông số: phương pháp chiết (thông thường và siêu âm), dung môi chiết (ethanol 100%, ethanol 70%, methanol 100% và methanol 70%) và loại quả (chín và chưa chín) đã được khảo sát để xác định cao chiết tối ưu. Kết quả cho thấy phương pháp siêu âm đã cải thiện đáng kể các thành phần hoạt tính trong cao chiết, hiệu suất chiết, hàm lượng polyphenol tổng và hoạt tính sinh học của cao chiết Khổ qua rừng. Ngoài ra, dung môi chiết MeOH và quả Khổ qua rừng chưa chín cho cao chiết có lượng polyphenol tổng cao nhất và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm tốt nhất.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng - Số 26 - 11/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài