SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu thành phần hóa học theo hướng tác dụng kháng viêm và chống ôxy hóa của cây Bồ công anh (Lactuca indica L.)

[29/03/2024 16:17]

Nghiên cứu do các tác giả Kiều Thị Thủy, Cao Lý Tấn Thông, Nguyễn Thị Ái Nhung, Nguyễn Thành Triết hiện đang công tác tại Khoa Dược, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế thực hiện.

NO được sản xuất từ đại thực bào đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, trong đó bao gồm chức năng đáp ứng miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các vi sinh vật gây bệnh, chức năng dẫn truyền thần kinh, hay tác nhân giãn cơ trơn mạch máu. Tuy nhiên, sự sản xuất quá mức NO bởi các enzyme iNOS (inducible nitric synthase) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh liên quan đến viêm như sốc nhiễm khuẩn hoặc tổn thương các mô liên kết. Bên cạnh đó, NO cũng là một loại gốc tự do, có thể gây tổn thương vật chất di truyền (DNA, RNA), tạo cơ hội phát sinh những đột biến gen bất lợi, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong nỗ lực tìm kiếm các thuốc kháng viêm có nguồn gốc tự nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, một số loài thuộc chi Rau diếp, họ có tiềm năng làm thuốc kháng viêm dựa trên các thử nghiệm in vitro.

Hình minh họa (Internet)

Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica  L.) là một loại dược liệu được dùng trong y học cổ truyền để trị mụn nhọt và một số bệnh viêm da.Nghiên cứu này sử dụng mô hình ức chế sản sinh nitric oxide (NO) trong tế bào RAW264.7 và thử nghiệm trung hoà 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) để sàng lọc hoạt tính kháng viêm và chống ôxy hoá in vitro của các cao phân đoạn từ cây L. indica . Qua đó, xác định được cao cloroform ức chế sản sinh NO mạnh nhất và cao ethyl acetat trung hoà DPPH tốt nhất. Từ cao cloroform và ethyl acetat phân lập được 6 hợp chất: acid pentadecanoic, lupeol (2), vanillin (3), 5-hydroxy-3 ʹ,4ʹ,7-trimethoxyflavone, luteolin-7-O-β-D-lucoside, acacetin-7-O-β-D-rutinoside (6). (5) là chất duy nhất đồng thời có hoạt tính ức chế sản sinh NO (IC50=13,86±1,10 μM) và có khả năng bắt gốc DPPH (IC50=26,93±0,10 μM). Nghiên cứu này gợi ý rằng các phân đoạn cloroform, ethyl acetat và chất (5) đều có hiệu quả kháng viêm liên quan đến sản xuất quá mức NO trong tế bào,bên cạnh đó, chất (5) và phân đoạn ethyl acetat cũng có tác dụng chống ôxy hoá mạnh.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài