SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Quản lý bệnh thối rễ, chết cành và hiện tượng rễ tre trên trái vú sữa lò rèn Vĩnh Kim

[20/10/2013 13:36]

Bệnh thối rễ, chết cành, hiện tượng “rễ tre” trái vú sữa là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho cây vú sữa ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ở vùng tập trung trồng vú sữa của tỉnh Tiền Giang.

     Ảnh minh họa

Trước tình hình đó, Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện đề tài “Biện pháp quản lý bệnh thối rễ, chết cành và hiện tượng rễ tre trên trái vú sữa lò rèn Vĩnh Kim” do ThS. Nguyễn Thành Hiếu chủ nhiệm, với mục tiêu xác định tác nhân gây bệnh thối rễ, chết cành và hiện tượng rễ tre trái vú sữa lò rèn, đồng thời tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp thích hợp và hiệu quả đối với các dịch hại nêu trên.

Sau hơn 2 năm, nhóm thực hiện đã xác định được tác nhân gây ra bệnh thối rễ vú sữa là do nấm Fusarium solani, F. oxysporium và Pythium helicoides gây ra. Trong đó, Pythium helicoides gây bệnh nặng hơn so với 2 dòng còn lại. Các dòng nấm F. solani và F. oxysporium có khả năng phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ từ 25- 350C ; và nấm Pythium helicoides có thể phát triển ở nhiệt độ từ 20- 400C.

Riêng đối với hiện tượng rễ tre trái, kết quả kiểm chứng cho thấy tác nhân gây ra không phải do yếu tố vi sinh vật mà có thể do yếu tố sinh lý.

Kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ bệnh thối rễ cây vú sữa gia tăng mạnh từ tháng 2, đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 6dl, sau đó tiếp tục tăng nhẹ cho đến tháng 12dl trong năm. Ngoài ra, chỉ số bệnh và độ ẩm đất cũng có liên quan đến sự phát triển của tỷ lệ bệnh thối rễ vú sữa.

Các biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ vú sữa:

- Biện pháp sinh học: có thể sử dụng 10g Actinovate + 5kg Hữu cơ Sài Gòn; hoặc 5kg Humix + 5kg Dynamic lifter + 10g Actinovate + 30ml Roots 2; hoặc 5kg Humix + 30g Trichoderma + 30ml Roots 2 có hiệu quả làm giảm số khuẩn lạc và mật số nấm Fusarium sp. trong đất.

- Biện pháp hóa học: có thể sử dụng Nustar (10ml/gốc), Aliette (40g/gốc), Physan (20ml/gốc), Metalaxyl (20g/gốc), Agiphos-400 (80ml/gốc) có vai trò tốt trong việc làm giảm mật số nấm Pythium sp. trong đất; Nustar và Norshield (10g/gốc) có thể làm giảm mật số nấm Fusarium sp. trong đất.

Đối với hiện tượng rễ tre, xử lý NAA 0,55ppm và 1,0ppm có tác dụng làm giảm tỷ lệ bệnh cũng như mức độ rễ tre (50%) trái vú sữa; hoặc xử lý bằng trung vi lượng (Canxi, Bo, ZnSO4) cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm tỷ lệ bệnh và mức độ rễ tre trên trái vú sữa lò rèn.

Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ thống nhất nghiệm thu xếp loại B.
http://www.tiengiangdost.gov.vn (nthieu)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài