SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phân tích tương quan và hệ số đường dẫn của 18 giống ớt (Capsicum annuum spp.) địa phương trồng tại Đồng bằng sông Cửu Long

[13/11/2013 16:30]

Trong những năm gần đây ớt trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế và nhu cầu sử dụng nó ngày càng mở rộng khắp trên cả nước. Do đó, việc cải tạo năng suất và nâng cao chất lượng ớt đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách mà các nhà chọn giống cần phải quan tâm.

Nghiên cứu “Phân tích tương quan và hệ số đường dẫn của 18 giống ớt (Capsicum annuum spp.) địa phương trồng tại đồng bằng sông Cửu Long” được các tác giả Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Trí Yến Chi (Viện NC & PT Công nghệ sinh học, trường ĐH Cần Thơ) thực hiện với mục tiêu xác định được sự đa dạng di truyền của các giống ớt địa phương, đồng thời cũng xác định được sự tương quan của tính trạng để phục vụ cho công tác cải thiện giống.

Nghiên cứu thực hiện trên các giống ớt được sưu tập tại các tỉnh vùng ĐBSCL và được trồng để khảo sát các tính trạng nông học, sinh trưởng, năng suất và các thành phần năng suất. Các giống được trồng vào vụ Đông Xuân, từ tháng 9/2011- tháng 2/2012 tại nhà lưới Viện NC& PT Công nghệ sinh học, trường ĐH Cần Thơ.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với các giống ớt trồng trong chậu, mỗi chậu được trồng 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại là mỗi chậu trồng 2 cây. Phân bón được theo công thức khuyến cáo của Trần Thị Ba, 2005 (1). Các chỉ tiêu được ghi nhận ngẫu nhiên trên 5 cây mẫu trong thí ngiệm như: chiều cao lúc trỗ, chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài trái, chiều rộng trái, dày vách trái, số hạt trên trái, khối lượng trung bình của 10 trái.

Từ kết quả phân tích các thông số di truyền ở một số tính trạng trên ớt cho thấy, khối lượng trái và chiều dài trái là hai tính trạng quan trọng. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng và tiến độ di truyền cao ở cả 2 tính trạng này, do đó việc cải thiện giống cần chú trọng đến hai tính trạng này nhằm gia tăng được hiệu quả chọn lọc. Chiều dài trái có tương quan thuận cao có ý nghĩa với khối lượng trái với hệ số tương quan r = 0,939. Kết quả phân tích tương quan và đường dẫn để tăng khối lượng trái thì cần chọn những trái có kích thước dài.

(1) Trần Thị Thu Ba, 2005. Giáo trình trồng rau. Khoa Nông nghiệp, ĐHCT

Tạp chí NN & PTNT - kỳ 1 - tháng 12/2012
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài