SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu Cỏ bắc

[16/03/2024 00:12]

Cỏ bắc (Leersia hexandra) là vị thuốc dân gian, có nhiều ở vùng Tam Nông, Đồng Tháp, được người dân sử dụng làm thuốc định hướng điều trị các bệnh về gan, chủ yếu dưới dạng thuốc sắc. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chi tiết về thành phần hóa học của Cỏ bắc.

Ở Việt Nam, Cỏ bắc phân bố chủ yếu vùng ngập nước ngọt, đồng ruộng, đồng chiêm trũng. Ra hoa từ tháng 6 đến tháng 12 hằng năm. Hiện nay được bảo tồn ở Vườn Quốc gia Tràm Chim. Bộ phận dùng của Cỏ bắc là toàn cây trên mặt đất (Herba Leersia hexandra). Cỏ bắc có vị chát, tính bình, không độc, có tác dụng giải biểu tán hàn, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện. Cỏ bắc được dùng ở Trung Quốc làm thuốc trị cảm mạo, đầu đau thân tê, sốt rét, tê đau bại liệt, bạch đới; thường dùng uống trong, dạng thuốc sắc 20-32 gam. Ở Nigeria, Cỏ bắc là một trong những cây thuốc dùng để kiểm soát hen suyễn.Cỏ bắc có một số tác dụng dược lý như tính chống ung thư, làm lành vết thương, tác dụng chống oxy hóa và tác dụng chống rụng tóc.

Cỏ bắc (Leersia hexandra)

Về hoạt tính chống ung thư, thử nghiệm in vitro cao chiết n-hexan và n-butanol của Cỏ bắc thể hiện tính chất chống tăng sinh chọn lọc trong ung thư phổi người và ung thư cổ tử cung dòng tế bào Hela. Tác dụng chống xâm lấn của Cỏ bắc cho thấy dịch chiết n-hexan (50-100 g/mL) làm giảm xâm lấn hiệu quả đối với các tế bào ung thư vú.

Về tác dụng làm lành vết thương, nghiên cứu khảo sát và ghi chép lại những loài cây cỏ thảo dược được sử dụng điều trị các bệnh về da ở khu vực phía nam Thái Lan, tỉnh Songkhla và Krabi, dựa trên kiến thức dân gian thuộc về những người chữa bệnh truyền thống được phỏng vấn và khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy 44 loài thảo dược để điều trị 23 triệu chứng bệnh về da, trong đó có Cỏ bắc có tác dụng chữa trị và làm lành các vết thương ngoài da.

Về tác dụng chống oxy hóa, hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết methanol Cỏ bắc được xác định bằng phương pháp DPPH sử dụng vitamin C và BHT làm chất đối chiếu cho kết quả nồng độ có hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết methanol, vitamin C, BHT lần lượt là 17.78 μg/ mL, 13.89 μg/mL, 11.82 μg/mL. Kết quả sàng lọc tổng hàm lượng hợp chất phenol trong loài Leersia hexandra cho kết quả cao hơn các loài khác trong họ Poaceae.

Về tác dụng chống rụng tóc, rụng tóc nội tiết tố androgenic là một dạng của bệnh rụng tóc da đầu người, được gây ra bởi hai androgen: Testosteron và 5  -dihydrotestosteron (5  DHT). Cả hai αα-androgen liên kết với thụ thể androgen và tạo ra các gen nhạy cảm với androgen trong các tế bào nhú ở da người, nhưng 5 -DHT thể hiện ái lực gắn αkết cao hơn và hiệu lực hơn testosteron trong việc gây ra các gen nhạy cảm với androgen. Những thay đổi trong việc kích thích các gen nhạy cảm với androgen là do sản xuất quá mức 5 DHT bởi α-enzyme 5 -reductase. Do đó, một phương pháp αcó thể điều trị là ức chế phản ứng enzym này. Dịch chiết methanol Cỏ bắc cho thấy tác dụng với liều an toàn ngay cả ở 20 μg/mLếp tục khảo sát tác dụng , trênenzyme 5  –reductase cho thấy dịch chiết Cỏ αbắc có tác dụng ức chế nhẹ enzym này.

Tuy nhiên, hiện nay, trong nước và trên thế giới, chưa ghi nhận được nhiều công trình khoa học nghiên cứu chi tiết về thành phần hóa học, tiêu chuẩn kiểm nghiệm cũng như tác dụng sinh học của Cỏ bắc (Leersia hexandra Sw. Poaceae) một cách có hệ thống. Nhằm hướng đến việc phát triển sản phẩm từ Cỏ bắc theo kế hoạch của tỉnh Đồng Tháp nói chung và vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân lập, xác định một số hợp chất có trong Cỏ bắc.

Từ nguyên liệu Cỏ bắc khô (toàn cây, trừ rễ), nhóm nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật sắc ký hiện đại như chiết lỏng - lỏng, sắc ký cột pha thuận, sắc ký cột pha đảo để phân lập các hợp chất thiên nhiên có trong Cỏ bắc và sử dụng các phương pháp phân tích quang phổ hiện đại như MS, NMR để xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đó. Kết quả đã phân lập được một lượng lớn 3 hợp chất. Chúng được xác định là syringaresinol, mayuenolid và ciwujiaton.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng - Số 26 - 11/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài