SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của chế độ tập chuyển đổi thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chuối hoa giai đoạn cá 4 – 30 ngày tuổi

[21/08/2018 10:31]

Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Tạ Thị Bình, Nguyễn Đình Vình thuộc Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh, tác giả Nguyễn Hữu Dực thuộc Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và tác giả Đỗ Văn Tứ thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nhằm xác định ảnh hưởng của chế độ tập chuyển đổi thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chuối hoa giai đoạn cá 4 – 30 ngày tuổi.

Cá chuối hoa là loài cá có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao, phân bố tại các thủy vực nước ngọt tại Việt Nam. Cá chuối hoa có thịt ngon, được sử dụng như loài thủy đặc sản. Hiện nay, cá Chuối hoa là loài nằm trong danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Trước thực trạng về nguồn lợi cá bị giảm súc nghiêm trọng ngoài tự nhiên, việc nhanh chóng phục hồi nguồn lợi thông quan nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chuối hoa là cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao.

Hiện nay, trong ương cá chuối hoa từ cá bột thường sử dụng thức ăn tươi sống như moina, trùn chỉ…Tuy nhiên, việc chủ động nguồn thức ăn tươi sống để cung cấp cho ương nuôi cá chuối hoa bột nói riêng và các loài cá bột nói chung là vô cùng khó khăn. Vì vậy, hầu hết trong các thí nghiệm nghiên cứu để sản xuất ra ấu trùng thủy sản đều có sự phối hợp giữa thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến nhân tạo. Theo Qin và Fast (196) sử dụng thức ăn chế biến 50% đạm đã hạn chế được hiện tượng ăn nhau trên cá lóc đen bột. Tuy nhiên, nếu cá quá nhỏ (0,2g/con) thì không thể dùng thức ăn chế biến để ương, trong khi đó, cá lớn hơn (0,81g/con và chiều dài 3,8 cm) lại có thể ương bằng thức ăn chế biến.

Do đó, việc chuyển đổi thức ăn chế biến thành công trên cá chuối hoa bột nói riêng và các cá bột khác nói chung sẽ có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn sản xuất, tạo điều kiện thuận lời cho việc nhân rộng mô hình nuôi cá chuối hoa thương phẩm ở qui mô hàng hóa, giảm áp lực từ thức ăn tươi sống trong ương cá giống và góp phần giảm giá thành sản xuất. Việc xác định thời điểm sử dụng thức ăn chế biến phù hợp cho cá chuối hoa giai đoạn 4-30 ngày tuổi đã tiến hành thử nghiệm ở 6 thời điểm khác nhau: Sử dụng thức ăn chế biến từ ngày thứ 7, 9, 11, 13, 15 và 17 sau khi ương. Qua nghiên cứu cho thấy được tỷ lệ sống, mức độ phân hóa sinh trưởng của cá tỷ lệ thuận với ngày tuổi của cá bọt chuối hoa bắt đầu được chuyển đổi thức ăn, đồng thời tập chuyển đổi thức ăn từ ngày ương 15 trở đi, thức ăn tươi sống được thay thế dần bằng thức ăn chế biến với tỷ lệ 20%/ngày đã đạt được hiệu quả ương tốt nhất; tỷ lệ sống của cá là 77,49 – 82.61%, tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng 16.23 – 16,28%/ngày và chiều dài 4,35 – 4,64%/ngày, hệ số phân đàn thấp.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số 10 (2018)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài