SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Sụp đổ (phá hủy) dây chuyền – một số vấn đề nghiên cứu trên thế giới và cần quan tâm trong xây dựng tại Việt Nam

[13/04/2012 09:48]

Nghiên cứu do TS. Cao Duy Khôi thực hiện nhằm nêu lên khái niệm cơ bản của vấn đề sụp đổ (phá hủy) dây chuyền, đồng thời cũng nêu lên một số phương pháp nghiên cứu khả thi ở Việt Nam theo quan điểm của tác giả.

Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, việc tập trung dân cư tại các thành phố dẫn đến hệ quả là thiếu quỹ đất, và xây dựng nhà cao tầng dường như là giải pháp duy nhất cho vấn đề này. Tuy nhiên, giải pháp này đặt cho người thiết kế nhiều thách thức lớn, một trong những bài toán quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho con người, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố công trình.

Sụp đổ (phá hủy) dây chuyền là hiện tượng một hoặc một vài cấu kiện chịu lực bị phá hủy, dẫn tới các cấu kiện còn lại bị quá tải và tiếp tục bị phá hủy, kết quả là toàn bộ hoặc một phần công trình sụp đổ. Có thể phân thành 6 dạng phân hủy dây chuyền như: dạng phẳng, dạng tia chớp, dạng phá hủy tiết diện, dạng đô-mi-nô, dạng mất ổn định dây chuyền và dạng hỗn hợp. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến phá hủy dây chuyền bao gồm các tác động như nổ, va chạm và, lỗi công trình, và một số nguyên nhân do tự nhiên bao gồm động đất, lũ lụt, hay sự cố tự nhiên của nền móng,…

Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu trên thế giới và những điều kiện cụ thể của Việt Nam, những hướng nghiên cứu sau có thể triển khai khả thi với tình hình thực tế của nước ta:

-    Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm thế giới, đặc biệt là các Tiêu chuẩn, hướng dẫn thiết kế phòng chống phá hủy dây chuyền.

-    Triển khai các thí nghiệm, nghiên cứu về nổ, va chạm, phá hủy cấu kiện chịu lực để có các đánh giá thực tế về tác động của chúng đối với kết cấu.

-    Nghiên cứu sự làm việc của kết cấu ở trạng thái sau giới hạn. Kết hợp nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp cấu tạo, từ đó đề ra những khuyến nghị thích đáng.

TC Khoa học Công nghệ Xây dựng, 4/2011
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài