SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Bóng OLET mới phát sáng hiệu quả hơn OLED

[02/06/2010 14:46]

Các điện cực phát sáng hữu cơ (OLED) đang được thương mại hóa cho các ứng dụng màn hình phát sáng do những lợi thế của chúng như chi phí chế tạo thấp và phát sáng trên diện tích rộng. Nhưng OLED cũng có những hạn chế hiệu suất nội tại do cấu trúc của nó, có thể làm hạn chế sự phát triển của chúng về khía cạnh độ sáng

Giờ đây, một nhóm nghiên cứu của Viện Vật liệu Cấu trúc Nano của Italia và tập đoàn Polyera của Mỹ, đã khám phá ra một thiết bị dựa trên chất bán dẫn hữu cơ, gọi là transistor phát sáng hữu cơ (OLET), có hiệu suất cao vượt trội do OLET có một cấu trúc của transistor chứ không phải là một điốt. Trong nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã chế tạo OLET hiệu quả gấp 10 lần so với bất cứ loại OLET nào được công bố từ trước tới nay, cũng như hiệu suất gấp đôi so với bóng OLED tối ưu nhất được chế tạo từ cùng loại vật liệu.

Nhóm nghiên cứu giải thích, nhược điểm lớn nhất đối với việc sử dụng OLED cho các ứng dụng màn hình phát sáng là chúng chịu hiện tượng mất photon và hiệu ứng  exciton quenching. Cả hai hiệu ứng này là một kết quả trực tiếp của cấu trúc OLED: mật độ gần gũi tương đối trong không gian của các tiếp điểm điện với vùng tạo ra ánh sáng khiến cho một số photon phát ra bị hấp thụ, dẫn tới hiện tượng mất photon. Tương tự như thế, hiệu ứng quenching lớn nhất ở OLED, còn được gọi là exciton-charge quenching, làm giảm số lượng các exciton, và diễn ra do sự chồng chéo trong không trung của các exciton và hạt tích điện.

Trong nghiên cứu mới, nhóm đã thiết kế một bóng OLET có thể tránh được hiện tượng mất photon và hai dạng quenching. Để chứng minh, bóng OLET mới đã đạt được hiệu suất 5%. Để so sánh, bóng OLED tương đương có hiệu suất chỉ 0,01% còn bóng OLED tối ưu có cùng lớp phát sáng như OLET đạt hiệu suất 2,2% với sự khác biệt là do cấu trúc điốt của chúng.

Nhóm nghiên cứu cho biết, OLET là một khái niệm phát sáng mới, cung cấp các nguồn sáng hai chiều có thể được tích hợp dễ dàng vào các chất nền có bản chất khác nhau như silicon, thủy tinh, plastic, giấy, bằng cách sử dụng các kỹ thuật vi điện tử chuẩn. Các thiết bị của nhóm nghiên cứu cung cấp các nguồn sáng cỡ micro hai chiều có khả năng ứng dụng vào lĩnh vực lượng tử hữu cơ. Ngoài ra, một triển vọng lâu dài đối với các bóng OLET là đối với lĩnh vực lade hữu cơ bơm bằng điện.

Theo Physorg, 31/05/2010
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài