SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Thiết kế rô-bốt thanh tra đường điện

[16/06/2010 14:05]

Các đường điện trên không chạy qua hàng ngàn kilômet, thường vắt qua những khu vực xa xôi. Kiểm tra mức độ lão hóa của những đường điện này và cây cối mọc xung quanh chúng là một công việc quan trọng trong công tác bảo trì, nhưng công việc này cũng có thể rất tốn kém và đôi khi là nguy hiểm. Giờ đây, các nhà khoa học Mỹ vừa thiết kế một loại rô-bốt mới có khả năng di chuyển dọc đường điện, với khoảng cách 130 km đường điện ít nhất hai lần một năm, kiểm tra đường truyền và dò ra những mối nguy hiểm từ cây cối mọc xung quanh.

     Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Điện lực (EPRI) ở Mỹ vừa phát triển một loại rô-bốt, trông hơi giống một chiếc xe ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời, dài khoảng 2 mét và nặng 65 kg. Nó được thiết kế để gá lên một đường dây bọc kim loại nằm ở bên trên đường truyền chính và được bảo vệ chống sét. Con rô-bốt sẽ bò dọc đường dây trên các đường trục với tốc độ 5km/giờ, được chạy bằng nguồn điện thu được từ dây bọc kim và bằng các tấm pin mặt trời và các bình ắc quy làm nguồn dự trữ. Con rô-bốt có thể vượt qua những chướng ngại vật như các miếng đệm đường cáp, các kẹp treo và có thể chuyển động quanh cột sắt bằng cách sử dụng các đường cáp được chèn bên trong.


     Con rô-bốt được trang bị bằng các bộ cảm ứng và một chiếc camera độ nét cao để dò ra các chướng ngại vật ví dụ như các cây quá um tùm, và nó có thể phân tích được các hình ảnh và so sánh chúng với các hình ảnh có trước để nhận biết liệu đã có sự thay đổi diễn ra. Nó cũng sẽ có khả năng sử dụng các hình ảnh được chụp ở hai vị trí và sử dụng các phương pháp đo thị sai để tính toán độ quang giữa các dây dẫn, cây cối với các vật thể khác. Cây cối mọc quá um tùm là nguyên nhân chính gây chập điện, vì vậy phát hiện sớm ra chúng rất quan trọng đối với các công ty điện và người tiêu dùng điện.


     Con rô-bốt cũng chứa những bộ cảm ứng để dò ra tiếng ồn điện từ có khả năng chỉ ra những vấn đề rắc rối và nó sẽ kiểm tra để dò ra các liên kết lỗi. Nó cũng có thể hồi cố dữ liệu từ các bộ cảm ứng trong vùng vốn thường được hồi cố bằng cách đi khảo sát bằng trực thăng hoặc tới tận nơi. Ở những vùng hẻo lánh, thu thập dữ liệu sẽ được chuyển tiếp tới công ty dịch vụ thông qua liên kết bằng vệ tinh. Các hình ảnh sẽ được truyền khi con rô-bốt quay trở lại các vị trí được phủ sóng điện thoại.


     Phiên bản mẫu của loại rô-bốt này sẽ được thử nghiệm vào cuối tháng 6 này, còn thử nghiệm trên lĩnh vực thương mại sẽ được kỳ vọng là tiến hành vào năm 2014 trên đường điện Potomac-Appalachian dài 440 km ở Ohio.

Theo Physorg, 10/6/2010
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài