SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xác định mầm bệnh trên hạt lúa giống Jasmine 85 tại An Giang

[21/06/2018 16:24]

Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Thị Kiều Mỵ, Hồ Quang Triệu và Nguyễn Đắc Khoa - Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Ảnh: sưu tầm.

Lúa được xem là cây trồng chính của thế giới đặc biệt là ở các nước châu Á như Pakistan, Ấn Độ và Việt Nam (Khush, 2005; Zahid et al., 2005). Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa của nước ta, An Giang là tỉnh có diện tích canh tác lúa lớn nhất vùng (238.951,9 ha) chiếm 13,46% diện tích trồng lúa của cả nước. Một trong ba giống lúa chủ lực được trồng ở tỉnh là Jasmine 85 (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang, 2016).

Quá trình canh tác và năng suất lúa gạo luôn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như sức khỏe đó, sức khỏe hạt giống là yếu tố quan trọng khởi đầu cho việc đạt được năng suất cao. Sử dụng hạt giống có chất lượng tốt góp phần tăng năng suất 720% (Diaz et al., 1998). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy hạt lúa còn là nơi lưu tồn của nhiều mầm bệnh nấm và vi khuẩn gây hại trong quá trình sản xuất lúa. Hạt giống bị nhiễm bệnh không chỉ làm giảm năng suất và phẩm chất của hạt lúa mà còn liên quan mật thiết với tình hình bệnh hại sau khi gieo trồng (Fakir, 1983; Ora et al., 2011). Hạt giống nhiễm nấm có tỷ lệ nảy mầm thấp (chỉ khoảng 20-70%), khả năng trao đổi chất kém và năng suất thất thoát có thể lên đến 30% (Imolehin, 1983). Mầm bệnh ký sinh trên hạt giống gây hại từ giai đoạn nảy mầm đến các giai đoạn tiếp theo trên lúa, trở thành nguồn bệnh lây lan trong quần thể lúa trồng. Theo các nghiên cứu, có nhiều bệnh trên lúa có nguồn gốc phát sinh từ hạt giống như bệnh cháy bìa lá lúa gây ra bởi vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae, vi khuẩn Pseudomonas glumae gây thối hạt (Mew and Misra, 1994; Javaid and Anjum, 2006). Bệnh do nấm Bipolaris oryzae làm thất thoát năng suất 20-40%. Nấm Fusarium moniliforme gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sản xuất lúa gạo ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 20022008 (Phạm Văn Kim, 2015).

Nghiên cứu này xác định mầm bệnh nhiễm trên hạt lúa giống Jasmine 85 tại An Giang nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu phòng trị bệnh trên hạt. Tổng số 36 mẫu hạt được thu thập từ 9 địa điểm trồng lúa trọng điểm của tỉnh An Giang gồm: Châu Đốc, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Châu Thành, Châu Phú, Long Xuyên và Chợ Mới. Có 7 loài nấm bệnh được xác định là Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Sarocladium oryzae, Aspergillus sp., Fusarium moniliforme, Mucor sp. và Penicilium sp. dựa trên đặc điểm hình thái bằng phương pháp giấy thấm. Ngoài ra, hai loài vi khuẩn cũng được nhận diện từ những mẫu hạt này. Vi khuẩn  Pseudomonas glumae được xác định dựa vào đặc điểm hình thái khuẩn lạc trên các môi trường chọn lọc chuyên biệt. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae được xác định dựa vào quy trình Koch kết hợp với kỹ thuật sinh học phân tử PCR với cặp mồi đặc hiệu. 

Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ-Tập 52, Phần B(2017)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài