SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Một số kinh nghiệm cần biết khi nuôi tôm sú

[17/08/2018 08:46]

Hiện nay, việc nuôi tôm sú tại tỉnh Trà Vinh rất phổ biến và đang dần được quan tâm và ngày càng gia tăng, tính đến 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng tôm sú tại Trà Vinh đạt 3.960 tấn, tăng 800 tấn so với 6 tháng đầu năm 2017. Cụ thể là, việc nuôi tôm sú ước tính có 16.360 lượt hộ tại tỉnh Trà Vinh thả nuôi hơn 1.223 triệu con giống trên 18.637 ha diện tích. Qua đó cho thấy việc nuôi tôm sú hiện nay rất phổ biến. Bên cạnh sản lượng thu hoạch đạt khá nên người nuôi mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích nuôi, thì nhiều hộ vẫn còn gặp vấn đề khiến việc nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn như con giống chất lượng kém, bị bệnh hội chứng gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, việc quản lý môi trường nước cũng như phòng dịch bệnh gặp nhiều khó khăn,… Sau đây xin giới thiệu một số kinh nghiệm cần biết khi nuôi tôm sú ở Trà Vinh để mang lại hiệu quả cao.

Ảnh: Minh họa

Về quy mô nuôi: Ao nuôi tôm phải phù hợp và được chia nhiều khu khác biệt, trước khi nuôi cần tháo cạn nước, vét bùn đáy, lấp hang lỗ mọi, trang phẳng nền và cần phải tạo độ dốc thoát nước. Không chỉ vậy, ao nuôi cần được trải bạt nilon xung quanh để chống sạt lở hoặc rò rỉ nước trong ao ra ngoài và có thể nuôi thêm cá rô phi để cải thiện môi trường nước. Bên cạnh đó, cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho việc nuôi tôm sú như máy bơm nước, hệ thống cung cấp oxy, máy đo độ pH và các loại dụng cụ khác phục vụ cho việc nuôi tôm sú.

Về giống: Nên chọn tôm đạt tiêu chuẩn chọn những tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ tôm bố mẹ sạch bệnh, tôm phản ứng nhanh nhẹn, mắt mở, đuôi xòe, không có chất bẩn bám trên tôm, kích cỡ từ 1,2-1,5cm thì mới đảm bảo cho quá trình phát triển của tôm sau này. Ngoài ra, cần lựa chọn cơ sở sản xuất giống tôm uy tín, có giấy phép thành lập cũng như có đầy đủ chứng nhận kiểm dịch (chứng nhận kiểm dịch ở đây bao gồm gống tốt, chất lượng ổn định và ít dịch bệnh). Bên cạnh đó, tránh mua tôm sú giống tại những nơi không rõ ràng cũng như không chứng mình được tôm giống chưa qua kiểm dịch của các cơ quan chuyên môn.

Về thức ăn nuôi: Hiện nay, thức ăn công nghiệp, đây là loại thức ăn dùng trong nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh gần đây cũng đã được ngư dân sử dụng trong nuôi quảng canh cải tiến đảm bảo lượng dinh dưỡng Protein, chất khoáng, các vi lượng cần thiết cho tôm. Ngoài ra, nó còn góp phần đảm bảo giữ môi trường nước ao nuôi được trong sạch, do thức ăn tôm được sử dụng tốt ít dư thừa. Tùy theo trọng lượng cá thể tôm sú, môi trường thời tiết, sức khỏe đàn tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp theo dõi và đo các yếu tố môi trường 2 lần/ngày và thông thường lúc đầu thức ăn công nghiệp được sử dụng theo tỷ lệ 1 kg tôm tiêu tốn 1,5kg thức ăn và cần theo dõi hàng ngày để biết mức độ ăn của tôm sú theo từng thời kì, từ đó sẽ có những sự điều chỉnh hợp lý. Ngoài ra trộn thêm vitamin C, vitamin tổng hợp, dầu mực... để tăng sức đề kháng cho tôm.

Về công tác vệ sinh và phòng trừ dịch bệnh: Dùng vôi bột (CaCO3), vôi tôi Ca(OH)2 có tác dụng diệt khuẩn cao. Trong quá trình nuôi nên dùng Donomite (vôi đen) và bột đá nhằm ổn định pH ao nuôi, cần tiến hành đo pH 2 lần/ngày (6giờ sáng và 2 giờ chiều) để kiểm soát pH thích hợp 7-8. Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm sinh học mỗi tuần một lần, nhằm cải tạo môi trường nước, vận hành máy quạt nước đảm bảo hàm lượng ôxy hoà tan trong ao. Thêm vào đó, lấy nước vào ao nuôi qua lưới lọc nhằm ngăn chặn không cho trứng và ấu trùng và các loài giáp xác, cá con và các dịch hại khác vào ao và thường xuyên quan sát màu nước để duy trì sự phát triển của phiêu sinh vật để nhận biết nước có bị bẩn hay không để ổn định môi trường ao nuôi. Ngoài ra, việc xử lý bằng hoá chất có thể tiêu diệt được mầm bệnh, các loại địch hại của tôm như: cua, cá, còng, ốc …

http://www.chephamsinhhoc.net
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài