SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa

[31/05/2013 18:18]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Kim Anh và Bùi Ngọc Quỳnh, trường Đại học Nha Trang thực hiện.

Mục tiêu để tài nhằm mô tả cấu trúc thị trường, kênh phấn phối tôm thẻ chân trắng cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân chủ yếu tham gia trong thị trường; phân tích, đánh giá kết quả giữa các tác nhân chủ yếu của chuỗi giá trị; và đề xuất kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trằng.

Tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản toàn thị xã. Nghề nuôi tôm thẻ tạo công ăn việc làm và thu nhập cho các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa cũng như các đại lý thu gom, người bán lẻ và công ty chế biến xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng của thị xã hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh, thời tiết khí hậu biến đổi thất thường; chất lượng nguồn nước, con giống chưa đảm bảo. Đại lý thu gom và người bán lẻ thiếu kiến thức về bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, cần có biện pháp tăng hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh cho chuỗi giá trị tôm chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vẫn nhóm tập trung nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, quá trình tổ chức vận động và sự tương tác của các tác nhân chủ yếu tham gia trong chuỗi. Sau đó, dựa trên số liệu điều tra, tiến hành phân tích chi phí, lợi nhuận biên, giá trị gia tăng nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của các tác nhân tham gia trong chuỗi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tác nhân chủ yếu tham gia vào chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bao gồm: hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, người bán lẻ và công ty chế biến. Có khoảng 89,3% khối lượng tôm thẻ chân trắng được phân phối qua kênh xuất khẩu và còn lại được tiêu thụ trong nước. Trong quá trình nuôi tôm, hộ nuôi trang trải những chi phí như con giống, thức ăn, lao động và các chi phí khác. Các tác nhân khác gánh chịu những chi phí cho quá trình tiêu thụ. Lợi nhuận biên bình quân ba năm của hộ nuôi tôm là 18.665 đồng/kg, đại lý cấp 1 nhận được 2.344 đồng/kg, đại lý cấp 2 nhận được 313 đồng/kg, người bán lẻ nhận được 3.572 đồng/kg và công ty chế biến nhận được 20.761 đồng/kg. Nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp liên kết ngang dựa trên các hộ nuôi tôm và liên kết dọc giữa các tác nhân nhằm tăng khả năng cạnh tranh của chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng.

Tạp chí NN&PTNT, số 6/2013
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài