SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tạo ra màn hình phi khúc xạ từ sơn nano

[11/05/2010 18:35]

Các nhà nghiên cứu vừa chế tạo ra một loại sơn nano mới, đảm bảo tạo ra một góc quan sát phi khúc xạ hoàn hảo trên các màn hình và qua các mắt kính. Ngoài ra, lớp sơn hybrid này còn có những lợi thế như: giúp cho các linh kiện chống được xước và dễ lau chùi.

Loài nhậy là nguyên mẫu của công trình nghiên cứu này. Khi chúng tìm kiếm thức ăn trong bóng tối chúng phải trốn khỏi những kẻ săn tìm chúng. Sự có mặt của chúng sẽ không bị phát giác nhờ những tia khúc xạ ở các con mắt cạnh vát của chúng. Ở những con côn trùng khác, mắt của tỏa sáng mờ, còn mắt của nhậy thì hoàn toàn không khúc xạ. Những điểm lồi trên mắt của loài nhậy nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng hình thành nên một cấu trúc tuần hoàn trên bề mặt. Cấu trúc nano này tạo ra một sự chuyển đổi nhẹ giữa các chỉ số khúc xạ của không khí với giác mạc. Kết quả là, sự khúc xạ ánh sáng bị giảm và vì thế không thể phát hiện được loài nhậy. Các nhà nghiên cứu của Viện Cơ học Vật liệu IWM Fraunhofer, Đức đã ứng dụng kỹ năng này và biến đổi nó cho phù hợp với một loạt các ứng dụng khác nhau. Ở kính mắt, màn hình điện thoại di động, hoặc các vỏ bọc tấm lớn, các màn hình trong suốt thông thường chỉ hữu ích nếu chúng cho phép được nhìn mà không bị ánh sáng khúc xạ lại. Trong khi các phương pháp thông thường sử dụng lớp sơn chống khúc xạ cần có một bước riêng biệt sau khi sản xuất, thì nhóm nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp khử khúc xạ ánh sáng ngay trong quá trình chế tạo linh kiện hoặc từng bộ phận. Các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã biến đổi phương pháp khuôn bơm thông thường theo một cách có thể truyền các cấu trúc nano cần thiết tới bề mặt ngay trong quá trình sản xuất. Để thực hiện, các nhà nghiên cứu đã phát triển một lớp sơn vật liệu cứng có khả năng tái tạo cấu trúc bề mặt hiệu ứng quang học. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng loại sơn này để phủ các dụng cụ đổ khuôn. Khi polime nhớt nóng chảy được bơm vào khuôn, các cấu trúc nano được chuyển giao trực tiếp tới linh kiện. Vì không cần có bước quy trình thứ hai, nên các nhà sản xuất đạt được mức tiết kiệm chi phí cao và tăng được hiệu suất. Thông thường, linh kiện lẽ ra phải trải qua một quy trình riêng biệt bổ sung để được xử lý với lớp sơn chống phản quang. Thủy tinh nhựa dẻo và một số loại sơn chống khúc xạ thông thường đặc biệt nhạy, nhưng các nhà nghiên cứu muốn chế tạo các loại bề mặt chống xước và chống bẩn. Vì mục đích này, khuôn bơm được đổ đầy thêm bằng một chất hữu cơ siêu mỏng được chế tạo từ polyurthane. Nhóm nghiên cứu cho biết, loại chất này sẽ chạy vào mọi ngóc ngách và cứng lại, giống như một chất keo. Kết quả là tạo ra một lớp bọc polyurethane nano cực mỏng trên đó là các cấu trúc bề mặt rất hiệu quả về quang học, chỉ có độ dày một phần chục nghìn của một milimet. Kết hợp với các đối tác công nghiệp, nhóm nghiên cứu hiện đang hướng tới phát triển các linh kiện cho ngành công nghiệp, những linh kiện không chỉ có hình thức cuốn hút mà còn bền và dễ lau chùi.

Theo ScienceDaily, 7/05/2010
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài