SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Lò phản ứng năng lượng mặt trời mang tính đột phá tạo nhiên liệu từ ánh nắng

[29/12/2010 10:00]

Do các tấm pin quang điện thông thường tạo ra điện trực tiếp từ ánh nắng, nên năng lượng mà chúng tạo ra phải hoặc được sử dụng ngay khi nó được sản sinh ra hoặc được tích trữ hoặc ở các bình ắc - quy hoặc bằng cách sử dụng điện để tạo ra một nhiên liệu hoạt động như môi trường tích trữ cho năng lượng. Giờ đây, các nhà nghiên cứu Mỹ và Thụy Điển đã phát triển một thiết bị mẫu chuyển hóa trực tiếp các tia của mặt trời thành nhiên liệu có thể được tích trữ, cho phép năng lượng được sử dụng vào ban đêm hoặc được vận chuyển tới các địa điểm cần thiết.

Nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị mẫu này sử dụng một cánh cửa sổ quartz và một lỗ hổng để hội tụ ánh nắng vào một ống trụ được lót bằng cerium oxit. Cerium oxitcòn được gọi là ceria, là một chất hút ẩm (có nghĩa là nó hấp thụ và giữ các phân tử nước từ môi trường bao quanh) và sẽ hấp thụ một lượng cacbon điôxit nhỏ. Khi ánh nắng làm nóng ceria, theo một cách hóa nhiệt nó sẽ phá vỡ nước và cacbon điôxit được bơm vào ống trụ để tạo ra cacbon monoxit và hydrogen là những chất có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu lỏng. Hydrogen tạo ra có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện pin nhiên liệu hydro ví dụ những loại đang được phát triển bởi một số nhà chế tạo xe hơi, gồm Hyundai và Honda, còn sự kết hợp của hydrogen và cacbon monoxide có thể được sử dụng để tạo ra syngas, một khí đốt cháy có mật độ năng lượng chưa bằng một nửa của khí tự nhiên nhưng thường được sử dụng làm nguồn nhiên liệu hoặc một chất trung gian để sản xuất các hóa chất khác. Nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị này cũng có thể được sử dụng để sản xuất methane.

Hiện tại, mô hình mẫu này hoạt động chưa hiệu quả, với nhiên liệu được tạo ra mới thu được chỉ từ 0,7 tới 0,8% năng lượng mặt trời được chiếu vào thiết bị. Tính không hiệu quả này là do hầu hết năng lượng bị thất thoát thông qua việc mất nhiệt qua vách của lò hoặc qua sự tái bức xạ của ánh nắng mặt trời ngược lại thông qua kẽ hở của thiết bị. Nhưng, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đạt được các phiên bản thương mại có các mức hiệu suất lên tới 19% bằng cách sử dụng chất cách ly tốt hơn và các khe hở nhỏ hơn.

Gizmag
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài