SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiệm thu đề tài “Tình hình nhiễm hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (PRRS – Porcine Reproctive and Respiratory Syndrome) và xây dựng quy trình phòng trị bệnh thích hợp tại thành phố Cần Thơ

[25/06/2012 08:51]

Ngày 21/6/2012, Sở Khoa học & Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Tình hình nhiễm hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (PRRS – Porcine reproctive and respiratory syndrome) và xây dựng quy trình phòng trị bệnh thích hợp tại TP.Cần Thơ” do Ts. Nguyễn Đức Hiền – Chi cục Thú y TP.Cần Thơ làm chủ nhiệm.

Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu xác định tỉ lệ virus PRRS trên heo tại TP. Cần Thơ, xác định type virus gây bệnh và các yếu tố liên quan với bệnh. Từ đó tạo cơ sở dữ liệu xây dựng một chương trình phòng bệnh với những bước đi phù hợp thực tế tại địa phương; đánh giá độ an toàn, khả năng đáp ứng miễn dịch của các loại vaccine đang được phép lưu hành nhằm đề xuất lựa chọn một loại vaccine thích hợp cho phòng bệnh PRRS trên đàn heo tại TP. Cần Thơ; xây dựng qui trình tiêm vaccine cho từng loại heo (heo con, heo nái) nhằm đạt được đáp ứng miễn dịch cao; xác định một số vi sinh vật bội nhiễm và tính nhạy cảm của vi khuẩn bội nhiễm đối với một số kháng sinh. Đề tài tài được thực hiện từ tháng 07/2011 - 6/2012.

Qua thời gian nghiên cứu cho thấy,  tỉ lệ lưu hành PRRS trên đàn heo ở TP.Cần Thơ là 16,90%, trong đó ở các trại chăn nuôi tập trung là 74% và ở cơ sở chăn nuôi gia đình là 12,45%; các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh PRRS trên đàn heo tại TPCT là gần chợ (OR = 1.66), gần lò giết mổ gia súc (OR = 1.86), mua con giống bên ngoài (OR = 2.07) và sát trùng chuồng trại ít hơn 2 tuần/ lần (OR = 3.11); các loại vaccine PRRS được khảo sát có thời gian tạo đáp ứng kháng thể ở heo con và heo nái phụ thuộc vào qui trình tiêm; virus PRRS gây bệnh trên đàn heo tại thành phố Cần Thơ thuộc kiểu gen Bắc Mỹ. Trong đó chủng Trung Quốc chiếm đến 84,62%; các mầm bệnh nhiễm ghép khi heo bệnh PRRS là Pasteurella multocida 65,38%, Porcine Circovirus serotype 2: 38,46%, Haemophilus parasuis: 34,61%, Actinobacillus pleuropneumonia: 30,76%, dịch tả heo 11,53%. Streptoccocus súi 2 thì không hiện diện trong các mẫu xét nghiệm; phác đồ điều trị có hiệu quả bệnh bội nhiễm trên heo bệnh PRRS tại thành phố Cần Thơ là tulathromycin kết hợp ceftiofur. Phác đồ này giúp tỉ lệ hồi phục ở heo bệnh PRRS đến 87%.

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài